QC 1
Thứ 5, ngày 18/04/2024 | Hotline: 0889.066.066

350 triệu cổ phiếu VIF được chấp thuận niêm yết trên sàn HNX

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa ra Quyết định chấp thuận niêm yết 350 triệu cổ phiếu VIF của Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam – CTCP (Vinafor).

Về cơ cấu cổ đông cô đặc (hai cổ đông lớn nắm 91% cổ phần), hiện nhà nước đang nắm giữ 51% cổ phần tại VIF (cổ đông lớn thứ hai là Tập đoàn T&T với 40%).

Theo chia sẻ của Ban lãnh đạo VIF với cổ đông tại cuộc họp thường niên 2019, phương án cổ phần hóa Tổng Công ty đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, theo đó Nhà nước nắm quyền chi phối với tỷ lệ 51% vốn điều lệ.

Cổ phiếu VIF được giao dịch tại sàn UPCoM kể từ đầu năm 2017. Từ đó đến nay, cổ phiếu này đã tăng đến 188%, chạm mốc 22,700 đồng/cp, kết phiên 02/01/2020.

VIF là cổ phiếu có thanh khoản thấp với khối lượng giao dịch trung bình mỗi ngày trong một năm gần nhất chỉ ở mức 3,050 cp. Thậm chí, kể từ ngày giao dịch 24/12 đến nay không hề có giao dịch cổ phiếu nào xảy ra đối với VIF.

Theo kế hoạch, việc đưa VIF lên niêm yết tại HNX đã có phần chậm trễ hơn so với dự tính (trước ngày 30/09/2019) của Ban lãnh đạo Tổng Công ty, theo lời chia sẻ với cổ đông tại cuộc họp thương niên năm 2019. Điều này có thể là vì đặc thù ngành nghề sản xuất lâm nghiệp của VIF gắn liền với đất đai, do đó Tổng Công ty mất nhiều thời gian hơn để rà soát.

Không chỉ riêng đối với VIF, những vấn đề liên quan đến đất đai là điểm nghẽn lớn trong cả kế hoạch cổ phần hóa và bán vốn Nhà nước đối với nhiều doanh nghiệp từ quy mô nhỏ đến lớn.

Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam (Vinafor) được thành lập năm 1995 trên cơ sở sáp nhập 10 Tổng công ty trực thuộc Bộ Lâm nghiệp cũ, nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, hoạt động chính trong lĩnh vực trồng, bảo vệ rừng và chế biến lâm sản với quy mô hoạt động trên toàn quốc. Năm 1997, Tổng công ty được Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng là Doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt.
Ngày 25/11/2009 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Quyết định số 3390/QĐ-BNN phê duyệt Đề án chuyển đổi Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam hoạt động theo mô hình Công ty Mẹ – Công ty Con với Công ty Mẹ là Công ty TNHH một thành viên với 28 ngành nghề khác nhau.Ngành nghề kinh doanh: Lâm nghiệp (trồng, quản lý và kinh doanh rừng, giống lâm nghiệp); Sản xuất & chế biến gỗ (Đồ mộc mỹ nghệ, chế biến gỗ); Hợp tác quốc tế; Kinh doanh XNK; Du lịch và dịch vụ.

Theo Thời báo Chứng khoán

Xem bài gốc