QC 1
Thứ 3, ngày 16/04/2024 | Hotline: 0889.066.066

Cao tốc Bắc – Nam và “gã thợ” FECON

Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp về phương án nghiên cứu đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam… Một doanh nghiệp nội bắt đầu có hứng…

Tiếp tục lấy ý kiến hoàn thiện dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

Hành lang Bắc – Nam kết nối hai trung tâm chính trị, kinh tế lớn Hà Nội và TP. HCM, đi qua 20 tỉnh/thành phố (chiếm 61% GDP cả nước), có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng, thể hiện ý nguyện dân tộc về sự thống nhất đất nước. Việc kết nối đồng bộ trên hành lang Bắc – Nam, đặc biệt là kết nối về hạ tầng giao thông có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Dự báo về nhu cầu vận tải trong tương lai cho thấy năng lực vận tải trên hành lang Bắc – Nam sẽ thiếu hụt lớn nếu chỉ đầu tư vào vận tải đường bộ, hàng không và đường biển theo quy hoạch; để phân bố lại nhu cầu vận tải trên toàn tuyến và bù đắp năng lực thiếu hụt cần có một phương thức vận tải mới với độ an toàn tin cậy cao, sức chuyên chở hành khách lớn, tốc độ nhanh, thân thiện với môi trường.

Phương thức vận tải này phải đáp ứng yêu cầu về khả năng kết nối hài hòa giữa các loại hình vận tải; thúc đẩy quá trình tái cấu trúc đô thị và phân bố lại dân cư, lao động trên hành lang Bắc – Nam; mang lại cơ hội đầu tư, phát triển các ngành sản xuất, công nghiệp, dịch vụ, du lịch và góp phần giải quyết nhu cầu việc làm; tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Do vậy, việc nghiên cứu đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam là hết sức cần thiết.

Thực hiện các chủ trương về đầu tư xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao tại Kết luận số 27-KL/TW ngày 17/09/2008 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/01/2012 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI và Luật Đường sắt số 06/2017/QH14, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giao thông Vận tải phối hợp với các tổ chức tư vấn trong và ngoài nước nghiên cứu, hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam.

Bộ Giao thông Vận tải đã tổ chức nhiều hội thảo lấy ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học, nhà kinh tế và các tổ chức xã hội – nghề nghiệp và cơ bản hoàn thành quá trình nghiên cứu Dự án.

Một doanh nghiệp trong nước “có hứng thú”

Tuy nhiên, chiều 12/04, tại buổi họp báo công bố hợp tác chiến lược giữa Công ty FECON và Công ty RAITO (Nhật Bản), ông Phạm Việt Khoa, Chủ tịch HĐQT Công ty FECON trao đổi với Báo Giao thông liên quan đến những định hướng đầu tư của doanh nghiệp trong thời gian tới, trong đó có việc nghiên cứu, tham gia đầu tư các dự án cao tốc Bắc – Nam.

Theo ông Khoa, từ năm 2017, Công ty CP FECON và Công ty CP Đường cao tốc miền Trung Nhật Bản (NEXCO) đã hợp tác nghiên cứu để tham gia đầu tư các dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020 theo hình thức đối tác công tư (PPP), loại hợp đồng BOT, trong đó có dự án Mai Sơn – QL45.

“Cách đây hai tháng, NEXCO đã trả lời sẽ không tiếp tục tham gia đầu tư vào các dự án này do Chính phủ Việt Nam không có chính sách bảo lãnh doanh thu, bảo lãnh chuyển đổi tỷ giá ngoại tệ,… tại các dự án cao tốc Bắc – Nam”, ông Khoa nói chia sẻ.

“Sau khi NEXCO từ chối tham gia, FECON vẫn tiếp tục nghiên cứu 8 dự án cao tốc Bắc – Nam. Hiện chúng tôi đang hợp tác với một số doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có các nhà đầu tư đến từ Malaysia để tham gia đầu tư vào 2 dự án cao tốc Bắc – Nam”, ông Khoa nói và bật mí, một dự án ở gần Thủ đô Hà Nội, dự án còn lại giáp với TP. HCM.

Các kỹ sư Việt tham gia gói thầu tại metro số 1 đoạn nhà hát TP đến ga Ba Son

Trước đó, Công ty CP FECON và Tập đoàn RAITO KOGYO (Nhật Bản) công bố hợp tác chiến lược toàn diện. Theo đó, bên cạnh việc đầu tư để sở hữu 19% vốn điều lệ Công ty FECON mẹ (FCN) và 36% vốn điều lệ Công ty công trình ngầm FECON (FCU), RAITO cũng tăng cường phát triển mảng công trình ngầm và xử lý nền bằng công nghệ tiên tiến, song song với việc triển khai mảng kinh doanh mới sử dụng công nghệ bảo vệ mái dốc đã áp dụng thành công tại Nhật Bản thông qua hợp tác toàn diện với FECON tại Việt Nam.

Với việc nhận chuyển nhượng toàn bộ trái phiếu chuyển đổi do DBJ đang sở hữu và 2.417.620 cổ phiếu trên thị trường, RAITO dự kiến sở hữu trên 19% vốn điều lệ của công ty FECON mẹ (FCN) và 9.423.828 cổ phiếu tương ứng với 36% vốn điều lệ cổ phần Công ty công trình ngầm FECON ( FCU), Raito sẽ trở thành nhà đầu tư chiến lược của FECON.

Cũng theo ông Khoa, hiện nay, FECON đang có quan hệ đối tác với hơn 50 doanh nghiệp đến từ Nhật Bản, trong đó có 4 doanh nghiệp liên danh giữa FECON với phía đối tác Nhật Bản, bao gồm RAITO KOGYO.

FECON cho biết, việc ưu tiên hợp tác đầu tư với các doanh nghiệp của Nhật Bản mà không phải là các đối tác đến từ các nước khác, ông Khoa chia sẻ: “Các doanh nghiệp Nhật Bản không chỉ có chiến lược bài bản, họ còn rất tôn trọng con người, đặc biệt là họ không bao giờ làm ăn theo kiểu chộp giật”.

FECON thành lập ngày 18/06/2004 từ một nhóm kỹ sư và chuyên gia đầu ngành về xử lý và thi công nền móng công trình gồm 15 người từ lãnh đạo, kỹ sư, đến công nhân, bảo vệ,… với tổng số vốn 2,5 tỷ đồng. Năm 2012, niêm yết trên sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM với mã GD là FCN. Ngày 06/05/2016, FECON chính thức đổi tên từ “Công ty Cổ phần Kỹ thuật nền móng và công trình ngầm FECON” thành “Công ty Cổ phần FECON” (FECON Corporation).

Kết phiên giao dịch ngày 12/04, giá cổ phiếu FCN giảm còn 15.650 đồng/cổ phiếu với khối lượng khớp lệnh 238.380 đơn vị.

Được biết, FECON hiện đang là số ít nhà thầu có năng lực xử lý nền móng và cung cấp các giải pháp tổng thể cho rất nhiều công trình, nhất là nơi có nền đất yếu. Từ khảo sát địa chất, thí nghiệm địa kỹ thuật, sản xuất cọc móng các loại đến thiết kế, thi công.

Nhiều dự án lớn đã được nhà thầu này triển khai như Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn; các nhà máy nhiệt điện: Nghi Sơn 1, Thái Bình 1, Thái Bình 2, Long Phú 1, Nhơn Trạch 2; các đường cao tốc TP. HCM – Long Thành – Dầu Giây, Đà Nẵng – Quảng Ngãi; nhiều dự án FDI nổi bật như: Nhà máy Điện tử Samsung tại Thái Nguyên, Bắc Ninh, TP. HCM; Nhà máy Điện tử LG Hải Phòng; Nhà máy Honda…

Năm 2019, FECON cũng sẽ hoàn tất dự án đầu tư đầu tiên vào điện mặt trời tại Nhà máy điện mặt trời Vĩnh Hảo 6, đồng thời bắt tay ký kết hợp tác với Tập đoàn ACWA Power (Ả rập Xê út) và cùng đối tác nghiên cứu 3 dự án điện mặt trời khác tại Ninh Thuận và Bình Thuận…

Theo Quân Vương/Thời báo chứng khoán