QC 1
Thứ 6, ngày 19/04/2024 | Hotline: 0889.066.066

Chứng khoán VNDirect sắp bán 6 triệu cổ phiếu quỹ, cổ phiếu VND giảm phiên thứ 3

HĐQT Công ty Chứng khoán VNDirect (HOSE: VND) đã thông qua phương án bán 6 triệu cổ phiếu quỹ (tỷ lệ 2,72% vốn) để tăng số cổ phiếu đang lưu hành, cơ cấu lại nguồn vốn. Giao dịch dự kiến được thực hiện từ ngày 5/2 – 5/3/2021 thông qua phương thức khớp lệnh và/hoặc thỏa thuận.

Hiện tại, VNDirect đang có hơn 11,9 triệu cổ phiếu quỹ. Lần gần nhất công ty giao dịch cổ phiếu quỹ là vào tháng 11 – 12/2018 với mua vào hơn 7,9 triệu cổ phiếu.

9 tháng đầu năm 2020, VNdirect đạt 441 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 90% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trên thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu VND có 3 phiên giảm liên tiếp từ 31.850 đồng/cổ phiếu xuống còn 28.200 đồng – tương ứng giảm 12,9%. Tuy nhiên, thị giá VND vẫn tăng 136% so với thời điểm đầu tháng 10/2020.

Diễn biến giá cổ phiếu VND (Nguồn: Tradingview)

Theo công bố của HOSE, năm 2020 SSI, HCM, VCI và VND tương ứng chiếm 12,33%, 8,66%, 7,69% và 7,19% thị phần môi giới và chứng chỉ quỹ tại sàn này. Thống kê cho thấy thị phần môi giới không hẳn quyết định lợi nhuận to nhỏ. Đơn cử, VND thị phần chung cuộc hạng 4 trong nhóm nhưng lợi nhuận 9 tháng đầu năm chỉ đứng sau SSI. Ngược lại, HCM thị phần thứ 2 nhưng về lợi nhuận xếp sau VND và VCI.

Điều này có lý do, ngoài môi giới lợi nhuận công ty chứng khoán còn đến từ các hoạt động kinh doanh khác như đầu tư – tự doanh, hoạt động IB (Investment Banking), tiềm lực tài chính cũng như định hướng phát triển của công ty đó. Trong ngắn hạn lợi nhuận công ty chứng khoáncũng phụ thuộc vào phương pháp ghi nhận lợi nhuận dựa trên mục tiêu ngắn hạn và dài hạn.

Nhưng nếu nhìn cận cảnh vào doanh thu và chi phí hoạt động môi giới của các sẽ thấy những câu chuyện khác hơn nữa. Bảng 3 lột tả chung hiệu quả thị phần môi giới của các CTCK trên cơ sở so sánh doanh thu môi giới và chi phí trực tiếp cho hoạt động môi giới (như tiền lương và hoa hồng cho đội ngũ môi giới). SSI, công ty chứng khoán giữ thị phần môi giới cao nhất, doanh thu môi giới cao nhất nhưng chi phí cũng lớn nhất nên chênh lệch doanh thu/chi phí trực tiếp 67 tỉ đồng bằng phân nửa so với HCM và VCI.

Ngược lại, VND, thị phần môi giới thấp nhất nhưng mức chênh lệch lên tới 173 tỉ đồng- do hạch toán chi phí trực tiếp thấp hơn hẳn nếu đặt cạnh SSI và HCM, 2 công ty chứng khoán có đội ngũ môi giới ở mức tương đương.

Nhưng nếu bóc tách số liệu sâu hơn nữa câu chuyện càng trở nên lý thú. Chi phí cho hoạt động môi giới gồm hai loại chi phí trực tiếp và gián tiếp. Nếu phân bổ chi phí quản lý của các công ty chứng khoán (khối văn phòng, bộ phận phân tích, khấu hao tài sản cố định…) cho mảng môi giới, tự doanh, IB thì hiệu quả hoạt động môi giới sẽ khác biệt thêm.

Tại SSI, HCM, VCI, VND con số chi phí quản lý chung trong 9 tháng đầu năm 2020 lần lượt là 134, 138, 57 và 218 tỷ đồng. Ngoại trừ VCI có bộ máy hoạt động gọn nhẹ chi phí quản lý chung thấp, VND có chi phí quản lý chung cao vọt so với SSI và HCM.

Sau khi phân bổ, chỉ VCI “có lãi” thực sự từ môi giới chứng khoán, VND thành lỗ (nếu phân bổ 70% chi phí chung cho môi giới thì VND lãi 20 tỷ đồng). 2 công ty chứng khoán dẫn đầu thị phần môi giới tại HOSE là SSI và HCM “lỗ” trong hoạt động môi giới. Nghịch lý xuất hiện thị phần càng lớn, công ty chứng khoán càng “lỗ”!

Theo Minh Thuận/ Kinh tế Chứng khoán Việt Nam

Nguồn: https://kinhtechungkhoan.vn/chung-khoan-vndirect-sap-ban-6-trieu-co-phieu-quy-co-phieu-vnd-giam-phien-thu-3-86640.html