QC 1
Thứ 3, ngày 23/04/2024 | Hotline: 0889.066.066

Cổ phiếu ngân hàng “ảm đạm” trước kỳ nghỉ lễ, thanh khoản toàn ngành giảm mạnh 30%

Phiên giao dịch cuối tháng 8/2022 ghi nhận diễn biến phân hóa tại nhóm cổ phiếu ngân hàng với nhiều mã giảm giá mạnh và đây là nhóm có ảnh hưởng tiêu cực nhất đến VN-Index.

Cổ phiếu ngân hàng “ảm đạm” trước kỳ nghỉ lễ

VN-Index đóng cửa ở ngưỡng 1.280,51 tăng hơn 1 điểm với thanh khoản xuống thấp do tâm lý trước kỳ nghỉ lễ, điều này hoàn toàn phù hơp và dễ hiểu. Nhìn chung thị trường chứng khoán trước nghỉ lễ không diễn ra sự điều chỉnh nào quá đáng kể mà chỉ là sự lình xình trong giao dịch và sự phân hóa giữa các nhóm ngành.

Trong phiên cuối tháng 8, ghi nhận diễn biến phân hóa tại nhóm cổ phiếu ngân hàng với nhiều mã giảm giá mạnh và đây là nhóm có ảnh hưởng tiêu cực nhất đến VN-Index.

Tiếp tục “chiếm sóng” là cổ phiếu VCB của Vietcombank khi đảo chiều giảm mạnh xuống 84.000 đồng/cp sau phiên bùng nổ cả về giá và thanh khoản phiên trước đó. VCB đã lấy đi 2,4 điểm và tăng sức ép lớn lên thị trường.

Ở chiều giảm còn ghi nhận thêm nhiều cổ phiếu khác giảm giá: CTG (0,5%), NVB (8,1%), NAB (2%), KLB (-1,2%)…

Chiều tăng giá ghi nhận các cổ phiếu chủ yếu giao dịch trong biên độ hẹp. Hàng loạt cổ phiếu vốn hoá lớn nỗ lực duy trì sắc xanh dưới áp lực bán lớn như HDB (1,5%), VPB (1,4%), SHB (1,3%), STB (0,6%), TCB (0,5%), BID (0,5%), ACB (0,4%), MBB (0,4%)…

Diễn biến cổ phiếu ngân hàng phiên cuối tháng 8

Về thanh khoản, nhóm cổ phiếu ngân hàng thậm chí thanh khoản còn giảm mạnh hơn 30% so với phiên trước đso xuống còn 1.320 tỷ đồng. Bên cạnh đó, kênh giao dịch thoả thuận cũng không còn sôi động, chỉ đạt hơn 700 tỷ đồng.

Về khối ngoại, họ tăng quy mô mua ròng cổ phiếu ngân hàng lên 88 tỷ đồng mặc dù xả trên toàn thị trường. Nhà đầu tư nước ngoài tập trung vào các mã SHB (47 tỷ đồng), HDB (34 tỷ đồng), BID (13 tỷ đồng) và chỉ bán ròng nhẹ.

Ngân hàng là nhóm có diễn biến tích cực nhất thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian cuối tháng 8/2022 khi nhà đầu tư kỳ vọng Ngân hàng Nhà nước sẽ nới hạn mức tín dụng cho các ngân hàng vào cuối quý III.

Việc nới ”room” tín dụng có ý nghĩa quan trọng đối với các ngân hàng khi hầu hết đều đã cạn hạn mức được cấp từ đầu năm. Trong khi thu nhập từ lãi vẫn là nguồn thu chính của ngành ngân hàng với tỷ trong đóng góp khoảng 70 – 80% tổng nhập hoạt động.

Theo giới phân tích, MB cùng với Vietcombank, VietinBank, BIDV và Agribank là những ngân hàng có sự hỗ trợ mạnh mẽ nhất cho nền kinh tế theo lời kêu gọi của Ngân hàng Nhà nước trong giai đoạn đại dịch Covid-19.

Thị trường đang kỳ vọng sau kỳ nghĩ lễ sẽ thấy sự trở lại của nhóm ngành chủ lực như: Ngân hàng, chứng khoán, bất động sản,… để đồng thuận đưa thị trường vượt tiếp mốc 1.290 tiến tới 1.300 điểm.

Theo Hoàng Hà/Kinh tế Chứng khoán Việt Nam

Nguồn: https://kinhtechungkhoan.vn/co-phieu-ngan-hang-am-dam-truoc-ky-nghi-le-thanh-khoan-toan-nganh-giam-manh-30-146758.html