QC 1
Thứ 7, ngày 20/04/2024 | Hotline: 0889.066.066

Cổ phiếu ngân hàng nào hút thanh khoản mạnh tháng 11?

Tháng 11/2020 là một tháng thành công ngoài tưởng tượng đối với nhóm cổ phiếu ngân hàng. Diễn biến tích cực của VN-Index đã tạo đà cho cổ phiếu nhóm này bứt phá mạnh cả về thị giá thanh khoản lẫn vốn hóa thị trường.

Ảnh minh họa (nguồn internet)

Kết thúc phiên 30/11, chỉ số VN-Index tăng 77,61 điểm, tương đương tăng 8% so với cuối tháng 10 và đóng cửa ở mức 1.003 điểm.

Đồng pha, chỉ số ngành ngân hàng (đến cuối phiên 30/11) cũng ghi nhận mức tăng 40,89 điểm, tương đương tăng 11% so với cuối phiên 30/10 lên mức 404,99 điểm.

Trong bối cảnh thị trường thuận lợi, giá trị vốn hóa của nhóm ngân hàng cũng tăng thêm hơn 143.873 tỷ đồng, lên mức hơn 1,1 triệu tỷ đồng (tính đến phiên 30/11) – tương đương tăng 15% so với mức 963.759 tỷ đồng của phiên cuối tháng trước 30/10.

Vốn hóa ngân hàng tăng thêm gần 143.900 tỷ đồng

Riêng LPB (9/11/2020) và VIB (10/11/2020) sau ngày niêm yết đầu tiên trên sàn HOSE, giá trị vốn hóa của 2 nhà băng này đã lần lượt tăng thêm gần 98 tỷ đồng và 296 tỷ đồng tại ngày 30/11/2020 – cùng tăng 1%.

Về phía 3 “ông lớn” gốc Nhà nước, VietinBank (CTG) có vốn hóa tăng mạnh nhất trong nhóm cổ phiếu ngân hàng với tỷ lệ 16%. Trong khi đó, Vietcombank (VCB) và BIDV (BID) lần lượt tăng 12% và 8% so với cuối tháng trước.

Ở nhóm ngân hàng cổ phần tư nhân, có 15/19 nhà băng ghi nhận vốn hóa tăng so với phiên 30/10 bao gồm MBB (+ 14%), ACB (+13%), STB (+10%), TCB (+13%), NAB (+9%), TCB (+13%), VPB (+14%)…

Đáng chú ý, cổ phiếu KLB có thị giá tăng mạnh nhất nhóm ngân hàng với tỷ lệ 40%. Động lực giúp giá cổ phiếu KLB nổi sóng được cho là do thanh khoản cải thiện.

Trong vòng 3 tuần trở lại đây (từ ngày 29/10 – 20/11/2020), có tổng cộng hơn 128 triệu cổ phiếu KLB của Kienlongbank đã được giao dịch thỏa thuận với tổng trị giá hơn 1.700 tỷ đồng – bằng hơn 40% vốn hóa của Ngân hàng này.

Thanh khoản TCB tiếp tục dẫn đầu

Trái với diễn biến tích cực của thị giá, thanh khoản cổ phiếu ngân hàng trong tháng qua bị thu hẹp khi chỉ có gần 104 triệu cổ phiếu/ngày được chuyển giao, giảm 18% so với tháng 10, tương ứng với giá trị giao dịch hơn 2.246 tỷ đồng/ngày, giảm 16% so với tháng trước.

Đa phần các nhà băng đều có thanh khoản sụt giảm đáng kể. Điển hình là VCB (-18%), BID (-30%), CTG (-51%), BAB (-99%), EIB (-80%), SGB (-72%)…

Trong khi đó, thanh khoản KLB trong tháng 11 gấp 4,7 lần tháng trước với hơn 6 triệu cổ phiếu được chuyển giao. Đây cũng là nhà băng có thanh khoản tăng mạnh nhất liên tiếp trong 2 tháng qua.

Ghi nhận hơn 6 triệu ổ phiếup/ngày được chuyển giao, gấp 2,63 lần tháng trước, HDB là ngân hàng có thanh khoản tăng mạnh thứ hai trong số ít các nhà băng.

Techcombank (TCB) vẫn tiếp tục giành vị trí đứng đầu về thanh khoản với hơn 19 triệu cổ phiếu/ngày được giao dịch trong tháng 11.

Theo Đức Hậu/ Kinh tế Chứng khoán

Nguồn: https://kinhtechungkhoan.vn/co-phieu-ngan-hang-nao-hut-thanh-khoan-manh-thang-11-83149.html