QC 1
Thứ 5, ngày 28/03/2024 | Hotline: 0889.066.066

“Công thức” tạo đột phá cho ngân hàng nhỏ và vừa tại Việt Nam

Các chuyên gia của Consulus cho rằng, các ngân hàng nhỏ và vừa của Việt Nam đang đứng trước thời cơ hoàn hảo nhất để bứt phá.

5 ngân hàng nhỏ nhất Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương (Saigonbank): Saigonbank là một trong những ngân hàng cổ phần được thành lập đầu tiên tại Việt Nam vào tháng 10 năm 1987, trước cả khi có Pháp lệnh Ngân hàng.

Tuy nhiên, với số vốn điều lệ là 3.080 tỷ đồng (cập nhật quý 1/2018) và tổng tài sản của ngân hàng chỉ đạt khoảng 20.000 tỷ đồng, Saigonbank là cái tên đầu tiên trong top 5 ngân hàng nhỏ nhất Việt Nam.

Saigonbank có quy mô nhỏ và lợi nhuận sau thuế thấp (dưới 200 tỷ đồng trong năm 2017), tỷ lệ nợ xấu cao 2,7%. Mặc dù nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu được ban hành và có hiệu lực từ tháng 8/2017 nhưng các chính sách xử lý nợ xấu và quản lý tài sản của Saigonbank vẫn chưa thật hợp lý nên không đảm bảo được về nguồn vốn và những mục tiêu phát triển trong tương lai.

Ngân hàng TMCP Nam Á (NamABank): Nam A Bank chính thức hoạt động từ ngày 21/10/1992, là một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên được thành lập sau khi Pháp lệnh về Ngân hàng được ban hành năm 1990. Sau 28 năm, NamABank đã mở rộng mạng lưới gồm 103 điểm giao dịch trên cả nước, nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng, ngày càng có uy tín và chỗ đứng, trở thành một ngân hàng được yêu thích.

Vốn điều lệ của Nam A Bank tính đến hiện tại là 3.353 tỷ đồng (Cập nhật quý 1/2019) và vẫn nằm trong nhóm những ngân hàng nhỏ nhất Việt Nam hiện nay.

Ngân hàng TMCP Dầu khí Toàn Cầu (GPBank): GPBank là ngân hàng có lịch sử phát triển chậm chạp. Tuy nhiên, kể từ sau tái cơ cấu ngân hàng năm 2015, Ngân hàng Dầu khí Toàn Cầu cũng có những bước thay đổi đáng kể.

Mạng lưới kinh doanh của GPBank hiện có 01 Hội sở chính và gần 80 chi nhánh/phòng giao dịch/quỹ tiết kiệm trên toàn quốc cùng đội ngũ hơn 1.400 cán bộ nhân viên.

Vốn điều lệ ngân hàng hiện nay là 3.018 tỷ đồng, giữ nguyên kể từ năm 2010 cho đến nay, tỷ lệ nợ xấu giảm, thanh khoản dần được cân đối… GPBank vẫn thuộc Top những ngân hàng nhỏ và tiếp tục thuộc diện bắt buộc phải tái cơ cấu, tổ chức để hoạt động hợp lý hơn trong những năm tới.

Ngân hàng Quốc dân (NCB): được thành lập từ năm 1995. Trải qua 23 năm hoạt động, NCB đã từng bước khẳng định được vị thế thương hiệu trên thị trường tài chính – tiền tệ Việt Nam.

Tuy nhiên, NCB vẫn là một ngân hàng danh sách phải tái cơ cấu nên các hoạt động đầu tư còn gặp nhiều khó khăn.

Vốn điều lệ ngân hàng NCB hiện nay là 4.000 tỷ đồng (Cập nhật năm 2019), NCB vẫn là một trong những ngân hàng nhỏ nhất hiện nay.

Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienLongBank): KienLongBank có tên giao dịch quốc tế là Kien Long Commercial Joint – Stock Bank) chính thức đi vào hoạt động từ năm 1995.

Vốn điều lệ của ngân hàng hiện nay là 3.237 tỷ đồng (cập nhật quý 2/2019)

Ngân hàng có một Công ty con là Công ty TNHH Một thành viên Quản lý nợ và Khai thác tài sản – Ngân hàng TMCP Kiên Long.

Tính đến tháng 31/12/2018, tổng số nhân sự của Kienlongbank là 4.782 người. Mạng lưới hoạt động hiện nay có 134 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc.

Trên đây là 5 ngân hàng lệ nhỏ nhất Việt Nam với có vốn điều lệ chỉ khoảng 3000 đến 4000 tỷ đồng. Với những thông tin này hy vọng bạn sẽ tổng hợp thêm kiến thức về ngân hàng, phân tích ra xu hướng phát triển và đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn.

Vận hội ngân hàng nhỏ

Tại Việt Nam, tất cả các dấu hiệu cho thấy ngành ngân hàng đang có đủ điều kiện để phát triển mạnh không chỉ trong thời điểm hiện tại mà còn ở nhiều năm tới.

Hoạt động ngành ngân hàng của Việt Nam gần đây cũng rất đáng khích lệ: 14/31 ngân hàng nội địa được vinh danh trong bảng xếp hạng AB500 và lọt vào danh sách các ngân hàng hiệu quả nhất châu Á – Thái Bình Dương (do Asian Banker bình chọn năm 2018).

Một số ngân hàng đã tách tốp, đứng trên đỉnh cao về quy mô lợi nhuận và hiệu quả nhờ bước đi mới trong chu kỳ kinh tế qua.

Nhiều ngân hàng có lợi nhuận 9 tháng năm 2019 tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái. 8/27 ngân hàng có lợi nhuận trước thuế tăng trên 50%.

Nhờ mặt bằng chung tăng trưởng tốt, tổng lợi nhuận trước thuế của 27 ngân hàng trong 9 tháng đạt hơn 85.665 tỉ đồng, tăng trên 26% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, nhiều ngân hàng vẫn không đạt nổi các chỉ số cơ bản.

Nguyên nhân có rất nhiều như thiếu định hướng, chiến lược phát triển không rõ ràng, thiếu sự đồng bộ trong triển khai, thiếu hụt một số năng lực cốt lõi, mô hình kinh doanh không phù hợp và lạc hậu, văn hóa doanh nghiệp thiếu đoàn kết và năng suất thấp, ban lãnh đạo có tư duy cũ không muốn thay đổi…

Đó là lý do trong những năm qua, nhiều ngân hàng phải biến mất hoặc sáp nhập. Sự thay đổi này cho thấy mô hình tăng trưởng cùng cách thức quản trị cũ đã không còn phù hợp với giai đoạn hiện nay. Việc duy trì vị thế trong thời gian tới không hề dễ dàng khi cục diện kinh doanh của khối ngân hàng thay đổi nhanh chóng, áp lực cạnh tranh ngày càng lớn.

Đã đến lúc các ngân hàng cần hiểu rõ và hiểu sâu thế mạnh nội tại, đánh giá một cách toàn diện cơ hội tại thị trường Việt Nam và quốc tế, thừa nhận và đối diện với khoảng cách khác biệt trong những yếu tố được xem là lõi, bao gồm văn hóa tổ chức, mức độ đoàn kết hiệp lực giữa mọi thành viên, năng lực và sự sẵn sàng của toàn bộ nhân sự để đón nhận và lèo lái sự thay đổi kỳ vọng, tính hiệu quả xét về chiến lược kinh doanh, mô hình kinh doanh, mô hình tổ chức và trải nghiệm thương hiệu.

Một khi các vấn đề lõi này được giải quyết tận gốc, các tổ chức sẽ hoạt động trong một môi trường hiệu quả và lành mạnh.

Trong môi trường như vậy, các triệu chứng ở trên sẽ tự dần triệt tiêu và biến mất. Đây cũng chính là công thức đúc kết được từ hơn 15 năm kinh nghiệm tư vấn của Consulus trên 16 quốc gia.

Do vậy, xét tới các cơ hội đang có cùng với xu thế có lợi của nền kinh tế, các ngân hàng nhỏ và vừa của Việt Nam đang đứng trước thời cơ hoàn hảo nhất, không chỉ để tồn tại mà còn để tăng trưởng và trở thành người dẫn đầu thị trường.

Công thức duy nhất để thành công đột phá và trở thành người dẫn đầu chính là “Mục đích + Đoàn kết = Sáng tạo đổi mới và tăng trưởng”.

Nghĩa là cải tổ, chuyển đổi toàn diện mô hình doanh nghiệp từ việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng truyền thống sang cung cấp trải nghiệm ngân hàng phục vụ cho lối sống, tức là hướng tới cung cấp các dịch vụ cá nhân hóa, có tính tin cậy cao, độc đáo và nhất quán xuyên suốt tất cả các kênh và điểm tiếp xúc với khách hàng nhằm phục vụ hoạt động đời sống hằng ngày của khách hàng.

Để cải tổ và chuyển đổi toàn diện cần đến sự cam kết rất cao của ban lãnh đạo, xét về cả thời gian, nguồn lực và thực tế là các giám đốc ngân hàng đều rất muốn cải tổ nhưng không phải ngân hàng nào cũng có thể bắt đầu ngay.

Thay vì ngồi chờ, ngân hàng nào chưa thể cải tổ toàn diện có thể cân nhắc cho triển khai ngay tổ hợp 3 hướng đi có tên HOD dưới đây, nhằm biến điểm yếu của thị trường thành cơ hội và góp phần chuẩn bị cho công cuộc cải tổ toàn diện.

(1) Con người hóa trải nghiệm ngân hàng (Humanise the banking experience): Xây dựng các mối quan hệ người với người chứ không chỉ các tài khoản ngân hàng;

(2) Văn hóa bao trùm (Open culture): Tạo ra các cuộc đối thoại chứ không phải độc thoại. Các nhân sự cấp cao và cấp trung phải học cách khuyến khích đối thoại với đội nhóm mỗi khi có cơ hội;

(3) Đưa tư duy thiết kế vào quy trình quản trị bán hàng (Design thinking for sales processes): Kết quả bán hàng sẽ ngoạn mục hơn rất nhiều nếu giám đốc các bộ phận áp dụng lối tư duy thiết kế vào quy trình bán hàng, dành thời gian trong các cuộc họp để chia sẻ sự thấu hiểu về khách hàng, vấn đề của khách hàng và tập trung đưa ra giải pháp để giải quyết vấn đề và từ đó tạo nên các mối quan hệ lâu dài với khách hàng, thay vì chỉ cố tập trung đẩy doanh số sản phẩm và dịch vụ.

Theo Hoài Sơn/Thời báo Chứng khoán

Xem bài gốc