QC 1
Thứ 6, ngày 19/04/2024 | Hotline: 0889.066.066

Đại biểu Quốc hội đề nghị tăng số cảng hàng không quốc gia

Địa hình Việt Nam rất phù hợp với phát triển hàng không, nhưng theo quy hoạch cảng hàng không quốc gia tới năm 2050, số cảng hàng không của nước ta vẫn thấp hơn nhiều nước trong khu vực…

Đại biểu Nguyễn Duy Thanh đề nghị đẩy nhanh quy hoạch hệ thống cảng hàng không quốc gia

Trong phiên thảo luận về phát triển kinh tế – xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022 của Quốc hội, Đại biểu Nguyễn Duy Thanh, đoàn Cà Mau cho rằng, cảng hàng không nói riêng và ngành hàng không nói chung có vai trò động lực phát triển kinh tế – xã hôi, du lịch. Hàng không là con đường ngắn nhất đưa Việt Nam ra thế giới và kéo thế giới đến gần Việt Nam

So với các nước, địa hình Việt Nam rất phù hợp với phát triển hàng không, hiện cả nước có 22 cảng hàng không, nhiều cảng bị quá tải, nhất là vào dịp cao điểm. Tuy nhiên, theo dự thảo quy hoạch tổng thể cảng hàng không sân bay toàn quốc giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 do Bộ Giao thông vận tải trình Chính phủ cho thấy đến năm 2030 cả nước có 30 sân bay, đến 2050 tăng lên 33 sân bay.

Hiện nay, số sân bay số sân bay của nước ta cũng ít hơn so với các nước trong khu vực. Ví dụ Thái Lan có 38 sân bay, Malaysia có 66 sân bay (trong đó có 38 sân bay thương mại), Philippines có 70 sân bay…Quảng cáo

“Do đó cần tăng số lượng cảng hàng không quốc gia hơn nữa”, đại biểu Nguyễn Duy Thanh nhận định.

Về nguồn lực đầu tư, không nên dựa vào ngân sách nhà nước mà có thể cho phép địa phương thu hút xã hội hóa. Tuy nhiên, hiện việc xã hội hóa gặp nhiều khó khăn do tư nhân chỉ được đầu tư các sân bay nhỏ và vừa (hầu hết đều lỗ).

Đại biểu cho rằng, rất cần sự điều chỉnh, hoàn thiện chính sách xã hội hóa đầu tư khai thác cảng hàng không, sân bay và tập trung đầu tư cảng hàng không sân bay làm bệ đỡ cho các cảng hàng không tăng cạnh tranh, tăng tốc phát triển ngành hàng không phát triển, sẽ đóng góp thiết thực cho địa phương có sân bay, cho kinh tế xã hội phát triển và tăng hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế.

Liên quan đến thu hút vốn xã hội hóa, Đại biểu Nguyễn Tạo, đoàn Lâm Đồng cho biết, Luật Đầu tư đối tác công tư (PPP), Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2021. Rất nhiều nhà đầu tư mong muốn tham gia đầu tư, nhất là hạ tầng quan trọng về giao thông theo định hướng phát triển chiến lược của Chính phủ.

Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Tạo cho rằng, Luật PPP trong thời gian qua chịu sự tác động từ rất nhiều luật khác nhau nên việc triển khai thi hành các văn bản pháp luật này rất chậm, bất cập trong triển khai nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư công. 

Theo Thương Gia

Nguồn: https://thuonggiaonline.vn/dai-bieu-quoc-hoi-de-nghi-tang-so-cang-hang-khong-quoc-gia-57742.htm