QC 1
Thứ 5, ngày 25/04/2024 | Hotline: 0889.066.066

Điểm danh ngân hàng nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam

Bên cạnh các ngân hàng nội thì khối ngân hàng nước ngoài cũng phát triển tại Việt Nam. Dù chỉ hoạt động âm thầm, không quá nổi bật như các ngân hàng nội nhưng những ngân hàng nước ngoài vẫn thu về lợi nhuận rất lớn từ các thương vụ tư vấn mua bán cổ phần, thu xếp các vụ phát hành trái phiếu, bán lẻ, kinh doanh ngoại tệ, hỗ trợ các doanh nghiệp FDI…

Hiện nay, có 3 ngân hàng nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam, tham gia vào rất nhiều hoạt động đầu tư của nhiều tập đoàn lớn. Cùng sự phát triển và hội nhập quốc tế như ngày nay, nhu cầu về sử dụng tín dụng ngân hàng ngày càng được đánh giá cao. Vì vậy, việc hợp tác cùng xây dựng và phát triển với nước ngoài là một điều tất yếu.

Ảnh minh họa

HSBC

Đây là cái tên khá quen thuộc với nhiều người dân Việt Nam. Ngân hàng HSBC là ngân hàng con thuộc sở hữu 100% của ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải, có mặt tại Việt Nam vào tháng 1/2009.

Hiện nay, HSBC là 1 trong những ngân hàng nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam với vốn điều lệ hoạt động là 7.528 tỷ đồng, có mặt ở nhiều thành phố lớn. Tại TP Hồ Chí Minh, ngân hàng có 1 sở giao dịch chính, 1 chi nhánh và 5 phòng giao dịch, tại Hà Nội có 1 chi nhánh, 3 phòng giao dịch và 1 quỹ tiết kiệm. Ngoài ra, ngân hàng có 4 chi nhánh tại Bình Dương, Cần Thơ, Đà Nẵng và Đồng Nai cùng 2 văn phòng đại diện tại Hải Phòng và Vũng Tàu.

Năm 2018 đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ của HSBC với lợi nhuận trước thuế tăng 16% so với năm 2017, đạt 19,9 tỷ USD. Lợi nhuận ròng của ngân hàng này cũng tăng 30%, lên 12,6 tỷ USD và lợi nhuận trước thuế sau khi điều chỉnh tăng 3%, lên 21,7 tỷ USD. Kết quả khởi sắc này được ghi nhận trong năm đầu tiên giữ vị trí Giám đốc điều hành HSBC của ông John Flint, người từng cam kết sẽ giúp hoạt động kinh doanh của HSBC tăng trưởng mà vẫn giữ các kế hoạch chi tiêu.

Standard Chartered

Ngân hàng TNHH MTV Standard Chartered Việt Nam là ngân hàng 100% vốn của Standard Chartered Anh quốc được thành lập ngày 1/8/2009.

Ngân hàng cung cấp các sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng thương mại và bán lẻ cho khách hàng là các doanh nghiệp, các định chế tài chính, doanh nghiệp vừa và nhỏ và khách hàng cá nhân.

Hiện tại, Ngân hàng Standard Chartered có hơn 850 nhân viên và ba chi nhánh (2 tại Hà Nội và 1 ở thành phố Hồ Chí Minh). Văn phòng chính được đặt ở Hà Nội. Vốn điều lệ của ngân hàng hiện là 3.000 tỷ đồng. Standard Chartered không tiết lộ quá nhiều thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh với bên ngoài. Mới đây, Standard Chartered rút toàn bộ vốn khỏi ngân hàng ACB.

Shinhan Bank

Năm 2008, Ngân hàng Shinhan Việt Nam được cấp giấy phép thành lập ngân hàng 100% vốn đầu tư từ Hàn Quốc tại Việt Nam.

Ngày 28/11/2011, Ngân hàng Shinhan đã mua 50% cổ phần của ngân hàng Shinhan Vina (ngân hàng liên doanh với 50% cổ phần của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam – Vietcombank và 50% cổ phần của ngân hàng Shinhan) và chính thức đổi tên thành Ngân hàng Shinhan Việt Nam.

Shinhan Vietnam Bank có vốn điều lệ mới là 4.547 tỷ đồng. Hiện tại, mạng lưới hoạt động của ngân hàng Shinhan Việt Nam bao gồm 1 Hội sở, 9 chi nhánh và phòng giao dịch tại TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai và Bắc Ninh. Mới đây, Shinhan Bank thể hiện tham vọng của mình khi mua đứt mảng bán lẻ của ANZ tại Việt Nam, mục tiêu vươn lên top 3 kinh doanh thẻ tín dụng tại thị trường trong 3 năm tới.

Năm 2017, Shinhan Bank Việt Nam đạt được 1.617 tỷ đồng lãi trước thuế, tăng 24,6% so với năm 2016. Trong đó, thu nhập lãi thuần tăng 23,5% đạt 2.112 tỷ đồng; lãi từ hoạt động dịch vụ tăng 17,7% đạt 213 tỷ,…Sau khi mua lại mảng bán lẻ của ANZ, tổng tài sản của ngân hàng này đạt trên 75 nghìn tỷ.

Theo Thu Hoài/Thời báo chứng khoán