QC 1
Thứ 7, ngày 20/04/2024 | Hotline: 0889.066.066

Điểm nhấn công nghệ tuần: Xử phạt 3 “ông lớn” viễn thông 309 triệu đồng

Vi phạm quản lý thuê bao, 3 ‘ông lớn’ viễn thông bị phạt 309 triệu đồng; Bộ TT&TT thay đổi hàng loạt lãnh đạo các Cục; Dùng trí tuệ nhân tạo giải mã gen tại Việt Nam… là nội dung chú ý tuần qua.

Vi phạm quản lý thuê bao, 3 ‘ông lớn’ viễn thông bị phạt 309 triệu đồng

Bộ TT&TT vừa quyết định xử phạt 309 triệu đồng với 3 nhà mạng Viettel, Vinaphone và Mobifone vì vi phạm quản lý thuê bao di động trả trước. Theo kết luận thanh tra công bố ngày 22/2, đoàn Thanh tra Bộ TT&TT đã làm việc với Lãnh đạo Tập đoàn Viettel và các đơn vị trực thuộc; Chi nhánh Viettel Hà Nội, Lạng Sơn và tiến hành kiểm tra, xác minh trực tiếp các nội dung thanh tra về 2 lĩnh vực là truyền hình trả tiền và thuê bao trả trước.

Theo đó, ở lĩnh vực quản lý thuê bao di động trả trước, tổng Công ty Viễn thông Viettel đã ban hành các công văn hướng dẫn triển khai các quy định về thủ tục hòa mạng thuê bao di động, quy trình tiếp nhận đăng ký thông tin thuê bao, hướng dẫn triển khai điểm cung cấp dịch vụ viễn thông theo Nghị định số 49/2017/NĐ-CP.

Theo kết luận thanh tra vừa công bố ngày 22/2 vừa qua, đoàn Thanh tra Bộ TT&TT đã làm việc với Lãnh đạo Tập đoàn Viettel và các đơn vị trực thuộc; Chi nhánh Viettel Hà Nội, Lạng Sơn và tiến hành kiểm tra, xác minh trực tiếp các nội dung thanh tra về 2 lĩnh vực là truyền hình trả tiền và thuê bao trả trước.

Theo đó, ở lĩnh vực quản lý thuê bao di động trả trước, tổng Công ty Viễn thông Viettel đã ban hành các công văn hướng dẫn triển khai các quy định về thủ tục hòa mạng thuê bao di động, quy trình tiếp nhận đăng ký thông tin thuê bao, hướng dẫn triển khai điểm cung cấp dịch vụ viễn thông theo Nghị định số 49/2017/NĐ-CP.

Kết luận Thanh tra cho hay, từ ngày 24/4/2017-23/7/2018 có 1.136.143 thuê bao không có ảnh chụp. Thanh tra cho rằng, việc cung cấp dịch vụ viễn thông cho 7 thuê bao có chứng minh nhân dân, căn cước công dân không đúng quy định, họ và tên trong chứng minh nhân dân khác với họ và tên trong cơ sở dữ liệu, Tập đoàn Viettel đã không thực hiện đúng quy định tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 49/NĐ-CP/2017 và bị xử phạt theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 2 Nghị định này.

Bên cạnh đó, Chi nhánh Viettel các tỉnh thành đã ký Hợp đồng cộng tác viên hợp tác với các cá nhân bên ngoài, theo nội dung hợp đồng, các cá nhân này được cấp tài khoản để thực hiện giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung, lưu giữ và sử dụng thông tin thuê bao của khách hàng.

Việc ký 29,8 nghìn hợp đồng cộng tác viên với các cá nhân (không phải là nhân viên của Viettel) để đăng ký thông tin thuê bao, Tập đoàn Viettel đã triển khai 29,8 nghìn điểm cung cấp dịch vụ viễn thông lưu động không đúng quy định và chấp nhận thông tin thuê bao từ các điểm này là không thực hiện đúng điểm b khoản 1 Điều 1 Nghị định số 49/2017/NĐ-CP và bị xử phạt theo quy định tại điểm b khoản 7 Điều 2 Nghị định này…

Với những sai phạm trên, Thanh tra Bộ TT&TT đã ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Tập đoàn Viettel 9 triệu đồng đối với hành vi giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung với 9 chủ thuê bao có chứng minh nhân dân, căn cước công dân không đúng quy định (là ảnh chụp thẻ mẫu), họ và tên trong chứng minh nhân dân khác với họ và tên trong cơ sở dữ liệu; sử dụng giấy đăng ký kinh doanh, thẻ căn cước và hợp đồng của DN này để giao kết hợp đồng cung cấp dịch vụ viễn thông cho DN khác, vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều 2 Nghị định số 49/2017/NĐ-CP.

Xử phạt Viettel 100 triệu đồng đối với hành vi chấp nhận thông tin thuê bao do điểm cung cấp dịch vụ viễn thông không được ủy quyền (chấp nhận thông tin thuê bao từ 29,8 nghìn cộng tác viên là các cá nhân bên ngoài để làm điểm cung cấp dịch vụ viễn thông lưu động) vi phạm quy định tại điểm b khoản 7 Điều 2 Nghị định số 49/NĐ-CP/2017. Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính với Viettel là 109 triệu đồng.

Cùng với việc bị xử phạt Thanh tra Bộ TT&TT cũng yêu cầu Viettel chấm dứt 29,8 nghìn Hợp đồng cộng tác viên nói trên.

Cùng với việc xử phạt Viettel, Thanh tra Bộ TT&TT cũng đã ra quyết định xử phạt đối với VinaPhone và MobiFone về hành vi vi phạm quy định về quản lý thông tin thuê bao di động trả trước với mức phạt cho mỗi nhà mạng là 100 triệu đồng.

Trong kết luận, Thanh tra Bộ TT&TT cũng kiến nghị Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy trách nhiệm cá nhân đối với người đứng đầu DN viễn thông về tình trạng bán SIM kích hoạt sẵn trên thị trường đồng thời có biện pháp nhắc nhở lần đầu. Trường hợp DN viễn thông vẫn cố tình vi phạm, hoặc vẫn để tái diễn tình trạng bán SIM rác trên thị trường trong thời gian tới, Bộ sẽ xử lý hành chính, kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo đối với lãnh đạo DN.

Bộ TT&TT thay đổi hàng loạt lãnh đạo các Cục

Sáng 26/2, tại trụ sở Bộ TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã trao các quyết định liên quan đến công tác điều động, bổ nhiệm cán bộ trong lĩnh vực Viễn thông và An toàn thông tin.

Ông Nguyễn Thanh Hải nhận quyết định bổ nhiệm

Theo đó, Quyết định 195/QĐ-BTTTT của Bộ trưởng Bộ TT&TT ngày 22/2/2019 điều động, bổ nhiệm có thời hạn ông Nguyễn Thanh Hải – Cục trưởng Cục An toàn thông tin giữ chức Cục trưởng Cục Bưu điện Trung ương.

Quyết định 196/QĐ-BTTTT của Bộ trưởng Bộ TT&TT ngày 22/2/2019 giao nhiệm vụ cho ông Nguyễn Huy Dũng, Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin phụ trách điều hành Cục An toàn thông tin cho đến khi có quyết định khác.

Quyết định 193/QĐ-BTTTT của Bộ trưởng Bộ TT&TT ngày 22/2/2019 điều động, bổ nhiệm có thời hạn ông Hoàng Minh Cường, Cục trưởng Cục Bưu điện Trung ương giữ chức Phó Cục trưởng Cục Viễn thông.

Quyết định số 192/QĐ-BTTTT của Bộ trưởng Bộ TT&TT ngày 22/2/2019 điều động, bổ nhiệm có thời hạn ông Trần Mạnh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông giữ chức Phó Cục trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện.

Các quyết định đều có hiệu lực thi hành từ ngày 1/3/2019. Tại Hội nghị, các cán bộ được điều động bổ nhiệm đều cam kết ở cương vị mới sẽ cố gắng hết mình để hoàn thành nhiệm vụ với tinh thần phụng sự.

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng khẳng định công tác cán bộ của Bộ hiện đã có những đổi mới cơ bản, bất cứ sự điều động cán bộ nào đều được bàn bạc trong tập thể lãnh đạo Bộ, trong Ban cán sự Đảng, đồng thời có sự gặp gỡ của lãnh đạo Bộ với các đồng chí được điều động, bổ nhiệm để thực sự đạt được sự đồng thuận, thấu hiểu.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đánh giá cao bốn đồng chí được điều động, bổ nhiệm hôm nay. “Các đồng chí đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình ở vị trí cũ. Hôm nay các đồng chí được điều động sang vị trí mới là vì những mục tiêu phát triển lâu dài của Bộ”.

Dùng trí tuệ nhân tạo giải mã gen tại Việt Nam

TS Cao Anh Tuấn – ngành khoa học máy tính tại ĐH Cornell, cựu nhân viên của Google – là người đã phát triển công nghệ giải mã gen bằng trí tuệ nhân tạo (AI) với tên gọi Genetica. Genetica vừa được TS Tuấn cùng các đồng nghiệp công bố tại TP Hồ Chí Minh ngày 24/2.

Phân tích gen là việc dùng DNA (Deoxyribo Nucleic Axit) có trong các tế bào của cơ thể con người để xác định các yếu tố di truyền như tiềm năng, thể chất, dinh dưỡng, nguy cơ bệnh trong mỗi người.

Tuy nhiên, công nghệ Genetica không cần phải lấy máu để phân tích gen. Thay vào đó, Genetica sử dụng một bộ dụng cụ chuyên dụng (Saliva Collection Kit) để thu thập và bảo quản mẫu nước bọt.

Cụ thể, mẫu nước bọt được bảo quản sau đó sẽ gửi qua Mỹ và Genetica sẽ tiến hành phân tích và giải mã gen ở phòng thí nghiệm Center of Advanced Technologies của Trường ĐH California, San Francisco, Mỹ.

Đây là lần đầu tiên, một công nghệ giải mã gen bằng trí tuệ nhân tạo của Mỹ có mặt tại Việt Nam. Genetica kết hợp khoa học giữa dữ liệu người châu Á và trí thông minh nhân tạo. Công nghệ này đã được chứng nhận bởi IIumina – tổ chức giải mã gen số 1 thế giới.

Theo công bố, công nghệ Genetica có độ chính xác được khẳng định tối thiểu là 99%. Hệ thống của Genetica hiện có thể xử lý tối đa 5.760 mẫu mỗi tuần.

Hiện tại, Genetica có thể phân tích giải mã gen dành cho người châu Á để hỗ trợ việc lập kế hoạch nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em, cá nhân hóa kế hoạch dinh dưỡng, tập luyện cũng như phòng ngừa những căn bệnh tiềm ẩn, trong đó có 18 bệnh ung thư phổ biến ở Việt Nam và châu Á.

Tại buổi ra mắt, Genetica cũng chính thức ký thỏa thuận hợp tác chiến lược với Bệnh viện Quốc tế Mỹ và các nhà phân phối chính thức của Genetica ở Việt Nam.

Đã có giá bán chính hãng Galaxy S10 tại Việt Nam

Chỉ ít ngày sau khi ra mắt tại thị trường quốc tế, dòng sản phẩm Galaxy S10 đã chính thức được Samsung giới thiệu tại Việt Nam. Theo đó, kể từ 8/3/2019, Galaxy S10e, Galaxy S10 và Galaxy S10 sẽ chính thức được bán ra tại thị trường trong nước.

Cụ thể, Galaxy S10e với 6GB RAM và 128GB bộ nhớ trong sẽ có giá 15,99 triệu đồng. Galaxy S10 bản 8GB RAM, 128GB bộ nhớ trong có giá 20,99 triệu đồng, trong khi chiếc Galaxy S10+ cùng cấu hình có giá 22,99 triệu đồng.

Đáng chú ý khi Galaxy S10+ sẽ có thêm 2 phiên bản tùy chọn cao cấp. Trong đó, Galaxy S10+ bản 8GB RAM, 512GB bộ nhớ trong có giá 25,99 triệu đồng. Galaxy S10+ bản siêu cao cấp với 12GB RAM, 1TB bộ nhớ trong có giá 33,99 triệu đồng.

Theo ghi nhận, từ ngày 11/2, các hệ thống bán lẻ lớn tại Việt Nam như Thế Giới Di Động, FPT Shop, Mai Nguyên, đều đã cho đặt trước Galaxy S10. Tuy nhiên, sau khi máy được giới thiệu chính thức tại sự kiện Unpacked diễn ra vào rạng sáng 21/2 (giờ Việt Nam), lượng đặt hàng đã tăng mạnh tại nhiều đại lý.

Theo đại diện một nhà bán lẻ lớn trong nước, doanh số Galaxy S10 năm nay hứa hẹn sẽ tăng mạnh so với S9 năm trước. Máy mang đến nhiều nâng cấp đáng giá về cả thiết kế bên ngoài cũng như các tính năng và phần mềm bên trong.

Thế giới di dộng cho biết, đến hết ngày 26/2, hệ thống dự kiến sẽ nhận được khoảng 10.000 đơn đặt hàng, lớn hơn nhiều so với con số 3.000 đơn đặt trước của chiếc S9 trong năm 2018.

Thế hệ Galaxy S10 được xem như đối thủ cạnh tranh trực tiếp với 3 mẫu iPhone XR, XS Và XS Max từ Apple. Cả ba thiết bị đều có màn hình được Samsung gọi với cái tên Infinity-O Display, là một bước nâng cấp của màn hình vô cực trên S8 hay S9. Camera selfie của máy được đặt bên trong màn hình, khiến viền trên hoàn toàn biến mất.

Theo Hà Thanh/Kinh tế Đô thị