QC 1
Thứ 6, ngày 29/03/2024 | Hotline: 0889.066.066

Định giá TTCK Việt Nam vẫn hấp dẫn trong khu vực, VN-Index có thể lên 1.700 điểm năm 2022

Chứng khoán Mirae Asset (Việt Nam) kỳ vọng VN-Index sẽ có thể chinh phục ngưỡng 1.700 điểm trong năm 2022. 

1854-viyt-nam
Ảnh minh họa

Cụ thể, trong báo cáo chiến lược tháng 3/2022 vừa được công bố, Mirae Asset giữ nguyên mức kỳ vọng VN-Index sẽ có thể chinh phục ngưỡng 1.700 điểm (tương ứng với mức P/E hợp lý khoảng 16 lần) trong năm nay.

Bên cạnh đó, Mirae Asset cho rằng định giá của chứng khoán Việt Nam tương đối hấp dẫn so với một số nước trong khu vực như Ấn Độ (24,x lần), Thái Lan (18,x), Philippines (17,x), Indonesia (15,x), và Malaysia (15,x).

Hơn nữa, mức ROE hiện tại của Việt Nam (15,6%) đang cao hơn nhiều nước trong khu vực, ngoại trừ Đài Loan (16,5%), và có thể tiếp tục cải thiện nhờ duy trì đà tăng trưởng lợi nhuận trong năm 2022.

“Chúng tôi đánh giá mức định giá hiện tại vẫn tương đối hấp dẫn. Điều này cho thấy sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam và tiềm năng thu hút dòng vốn ngoại. Trong khi đó, các đổi mới nhằm thỏa mãn các tiêu chí nâng hạng thị trường mới nổi, giúp cải thiện tính minh bạch và hiệu quả của thị trường”, báo cáo nêu.

Phân tích thêm, công ty chứng khoán này kỳ vọng rằng nhà đầu tư cá nhân (chiếm 86% tổng giá trị giao dịch trong năm 2021) tiếp tục là động lực chính của thị trường trong bối cảnh lãi suất tiết kiệm kém hấp dẫn, trong khi triển vọng thị trường chứng khoán lạc quan.

Cuối tháng 1, số lượng tài khoản chứng khoán của cá nhân (hơn 4,5 triệu tài khoản), chưa đến 5% dân số. Do đó, cho rằng số lượng tài khoản mở mới bởi các cá nhân trong nước sẽ tiếp tục tăng mạnh trong các năm tới (một phần nhờ áp dụng eKYC, thuận tiện cho việc mở mới tài khoản trực tuyến).

0449-chiyn-lyyc
Định giá TTCK Việt Nam vẫn hấp dẫn trong khu vực, VN-Index có thể lên 1.700 điểm năm 2022

Cũng trong báo cáo phân tích này, Mirae Asset đưa ra động lực và rủi ro đối với các doanh nghiệp. Bốn nhóm yếu tố là động lực tăng trưởng của các doanh nghiệp trong năm nay.

Thứ nhất, chương trình hồi phục kinh tế giai đoạn 2022 – 2023 có quy mô khoảng 4% GDP, tập trung vào đầu tư cơ sở hạ tầng, kích cầu tiêu dùng, và đầu tư.

Thứ hai, tiêu dùng nội địa được kỳ vọng hồi phục mạnh từ mức nền thấp, với các yếu tố xúc tác chính bao gồm dân số trẻ, tầng lớp trung lưu ngày càng tăng, tốc độ đô thị hóa thúc đẩy chi tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống cùng với việc giảm thuế giá trị gia tăng.

Thứ ba, tín dụng được kỳ vọng tăng khoảng 13% trong năm 2022 với mặt bằng lãi suất được duy trì ở mức thấp.

Thứ tư, các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ được hưởng lợi từ các hiệp định thương mại tự do do nhu cầu bên ngoài hồi phục.

Bốn rủi ro được xem xét gồm (1) Dịch bệnh lây lan ngoài tầm kiểm soát; (2) Căng thằng địa chính trị; (3)Lạm phát toàn cầu, cũng như trong nước. Mỹ tăng lãi suất cơ bản nhanh hơn kỳ vọng để kiềm chế lạm phát; (4) Rủi ro nợ xấu.

Theo Thu Thủy/Kinh tế Chứng khoán Việt Nam

Nguồn: https://kinhtechungkhoan.vn/dinh-gia-ttck-viet-nam-van-hap-dan-trong-khu-vuc-vn-index-co-the-len-1700-diem-nam-2022-110832.html