QC 1
Thứ 5, ngày 28/03/2024 | Hotline: 0889.066.066

Gelex (GEX) lên kế hoạch đưa thêm một công ty con lên sàn “dự bị”

GEX có kế hoạch niêm yết hoặc đăng ký giao dịch UPCoM đối với cổ phần tại công ty con là CTCP Hạ tầng Gelex đồng thời dự định sẽ tăng vốn và đăng ký niêm yết với Gelex Electric khi cần thiết trên cơ sở tập đoàn vẫn nắm giữ tỷ lệ chi phối đồng thời bổ sung nguồn lực tài chính để thực hiện các mục tiêu đầu tư chiến lược.

Tập đoàn Gelex (HOSE: GEX)

Tại ĐHCĐ thường niên 2022 dự kiến tổ chức vào ngày 12/5 tới đây, Tập đoàn Gelex (HOSE: GEX) sẽ bầu bổ sung thành viên Hội đồng Quản trị nhiệm kỳ 2021 – 2026 thay cho ông Võ Anh Linh vừa gửi đơn từ nhiệm hôm 20/4.

Tính đến hết tháng 4, Gelex đã nhận được một ứng cử từ ông Lê Bá Thọ. Ông Thọ sinh vào tháng 6/1981, có bằng cử nhân kế toán kiểm toán và thạc sỹ quản trị kinh doanh. Ngày 21/4 vừa qua, ông Thọ được bổ nhiệm làm Phó Tổng Giám đốc của Gelex.

Trong giai đoạn 2015 – 2019, ông Lê Bá Thọ từng trải qua các vị trí lãnh đạo như Phó Tổng Giám đốc và Phó Chủ tịch CTCP Kho vận Miền Nam (Sotrans: STG), Chủ tịch CTCP Vận tải Đa phương thức Vietranstimex (VTX), Thành viên HĐQT và Tổng Giám đốc Tổng CTCP Đường sông Miền Nam (Sowatco: SWC), Thành viên HĐQT Công ty cổ phần Dây cáp điện Việt Nam (Cadivi: CAV).

Từ 2020 đến nay, ông Thọ là Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư Khu công nghiệp Dầu khí Long Sơn. Từ tháng 10/2021 đến nay, ông Thọ là Phó Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Hạ tầng Gelex.

Ngày 26/4 vừa qua, ông Thọ còn được bầu làm Thành viên HĐQT Tổng Công ty Viglacera (VGC).

Được biết, Viglacera, Cadivi, Hạ tầng Gelex đều là các công ty con của Tập đoàn Gelex. Khu công nghiệp Dầu khí Long Sơn là công ty liên kết của Tập đoàn Gelex.

Tới đây, ĐHCĐ thường niên của Gelex sẽ bàn bạc và biểu quyết về kế hoạch kinh doanh năm 2022 với mục tiêu doanh thu thuần hợp nhất 36.000 tỷ đồng, lãi trước thuế 2.618 tỷ đồng, tăng trưởng tương ứng 26% và 27% so với kết quả năm ngoái.

Tập đoàn có kế hoạch niêm yết hoặc đăng ký giao dịch UPCoM đối với cổ phần tại công ty con là CTCP Hạ tầng Gelex đồng thời dự định sẽ tăng vốn và đăng ký niêm yết với Gelex Electric khi cần thiết trên cơ sở tập đoàn vẫn nắm giữ tỷ lệ chi phối đồng thời bổ sung nguồn lực tài chính để thực hiện các mục tiêu đầu tư chiến lược.

Về cổ phiếu GEX, đóng cửa phiên giao dịch ngày 29/4, cổ phiếu này tăng 2,92% lên mức 28.200đ/cp. Khối lượng giao dịch trung bình phiên đạt hơn 15.5 triệu đơn vị.

Diễn biến giá cổ phiếu GEX thời gian gần đây (Nguồn: TradingView)

Về tình hình kinh doanh năm 2021 của GEX, công ty đạt doanh thu hợp nhất 28.578 tỷ đồng – tăng 59,2% so với năm trước; lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 2.057 tỷ đồng – tăng gần 72% so với năm 2020 song đây lại được xem là mức lãi có vẻ khiêm tốn đối với một tập đoàn có quy mô tổng tài sản khổng lô của tập đoàn này.

Theo ghi nhận, tổng tài sản đến cuối năm 2021 của GEX đạt 61.182 tỷ đồng – tăng 125% so với đầu năm; nợ phải trả đến cuối năm tăng vọt 115% từ 18.937 tỷ đồng lên 40.680 tỷ đồng – gấp 2 lần vốn chủ sở hữu.

Đến hết quý IV/2021, doanh nghiệp có khoản nợ dài hạn gần 14.000 tỷ đồng (bao gồm gần 8.000 tỷ đồng nợ ngân hàng và 5.866 tỷ đồng dư nợ trái phiếu) và nợ ngắn hạn 8.149 tỷ đồng (trong đó gần 6.700 tỷ đồng nợ ngân hàng và 517 tỷ đồng trái phiếu đến hạn thanh toán).

Trong số 29.868 tỷ đồng tài sản ngắn hạn tại thời điểm cuối năm 2021, có tới 11.604 tỷ đồng là hàng tồn kho – tăng gấp bốn lần so với thời điểm đầu năm. Công ty cũng có khoản phải thu ngắn hạn lên tới hơn 5.000 tỷ đồng và đang phải trích lập dự phòng phải thu khó đòi tới 536 tỷ đồng.

Cũng trong năm 2021, GEX ghi nhận 302 tỷ đồng lãi từ đầu tư chứng khoán – tăng 314% so với năm 2020.

Có thể thấy, để có dòng tiền phục vụ hoạt động kinh doanh và đầu tư tài chính của GEX là khá xấu khi doanh nghiệp tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động vay nợ hay huy động vốn qua các nguồn khác nhau.

Theo Anh Khôi/Kinh tế chứng khoán Việt Nam

Nguồn: https://kinhtechungkhoan.vn/gelex-gex-len-ke-hoach-dua-them-mot-cong-ty-con-len-san-du-bi-114500.html