QC 1
Thứ 6, ngày 29/03/2024 | Hotline: 0889.066.066

Giá dầu lao dốc hơn 5%, chứng kiến tuần giảm mạnh nhất kể từ tháng 7

Giá dầu Brent và WTI lần lượt giảm 5,7% và 5,5% trong tuần, mức giảm lớn nhất tính từ tháng 7/2019.

 Giá dầu có tuần giảm thứ 2 liên tiếp.

Mặc dù tăng 1% trong phiên giao dịch ngày 4/10, giá dầu Brent và dầu ngọt nhẹ WTI của Mỹ vẫn ghi nhận tuần giảm thứ 2 liên tiếp, do các nhà gia dịch quan ngại nhu cầu tiêu thụ năng lượng suy yếu, trước tác động của xung đột thương mại Mỹ – Trung và những số liệu kém khả quan từ kinh tế Mỹ.Tính chung cả tuần, giá dầu Brent và dầu ngọt nhẹ WTI giảm lần lượt 5,7% và 5,5%.

Trong phiên giao dịch ngày 30/9, giá “vàng đen” giảm khi những lo ngại về sự thiếu hụt nguồn cung và tình hình căng thẳng ở vùng Vịnh lắng dịu. Tính từ tháng 7-9/2019, giá dầu Brent ghi nhận mức giảm theo quý lớn nhất trong năm nay trước những lo ngại kinh tế toàn cầu suy thoái do ảnh hưởng từ thương chiến Mỹ – Trung.

Giá dầu tiếp tục suy yếu trong phiên 1/10 sau khi số liệu kinh tế gây thất vọng của Mỹ tác động tới triển vọng nhu cầu dầu toàn cầu và gây sức ép đối với thị trường năng lượng.Theo kết quả khảo sát từ Viện Quản lý Nguồn cung (ISM), hoạt động chế tạo trong tháng 9 của Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất trong 10 năm qua giữa bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa hai cường quốc kinh tế thế giới đã tác động lên xuất khẩu.Chỉ số hoạt động chế tạo của Mỹ đã giảm xuống 47,8, so với mức 49,1 của tháng trước đó. Chỉ số sản xuất ở dưới ngưỡng 50 là dấu hiệu của sự sụt giảm.

Sang ngày 2/10, giá dầu mỏ tiếp tục trượt sâu 2% do lượng dầu thô dự trữ của Mỹ bất ngờ tăng mạnh, điều này càng khiến gia tăng lo ngại tình trạng dư cung toàn cầu.Báo cáo của Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA) cho biết, lượng dầu thô dự trữ của nước này đã tăng 3,1 triệu thùng trong tuần trước. Con số này vượt xa mức dự báo của giới phân tích kỳ vọng chỉ tăng 1,6 triệu thùng.

Ông Gene McGillian – phó Chủ tịch phụ trách nghiên cứu thị trường tại công ty tư vấn đầu tư Tradition Energy, nhận định rằng yếu tố chính khiến thị trường dầu lao dốc là từ những dấu hiệu cho thấy triển vọng với nhu cầu năng lượng suy yếu.Đến phiên giao dịch ngày 3/10, giá hai mặt hàng dầu Brent và WTI đều giảm xuống mức thấp nhất kể từ đầu tháng 8, sau khi các số liệu kinh tế yếu kém của nền kinh tế lớn nhất thế giới được công bố. Lĩnh vực dịch vụ của Mỹ trong tháng 9 ghi nhận mức tăng trưởng thấp nhất trong 3 năm.

Thị trường dầu thế giới giao dịch khởi sắc trong phiên 4/10, trong đó dầu WTI chấm dứt chuỗi 8 phiên lao dốc liên tiếp, nhưng vẫn ghi nhận tuần giảm mạnh nhất kể từ giữa tháng 7/2019, sau loạt dữ liệu kinh tế yếu kém làm tăng lo ngại về nhu cầu “vàng đen” toàn cầu.Giá dầu đã phục hồi, tăng 1% trong phiên giao dịch 4/10 nhờ báo cáo việc làm tại Mỹ khả quan hơn mức dự báo trước đó.

Chốt phiên này, giá dầu ngọt nhẹ WTI tiến 36 xu Mỹ (tương đương 0,7%) lên 52,81 USD/thùng, nhưng vẫn sụt 5,5% trong tuần qua. Đây là tuần sụt giảm mạnh nhất của hợp đồng này kể từ tuần kết thúc ngày 19/7/2019, dữ liệu từ Dow Jones Market cho thấy.Trong khi đó, giá dầu Brent cộng 66 xu Mỹ (tương đương 1,14%) lên 58,37 USD/thùng. Tính chung trong tuần, giá mặt hàng dầu này đã sụt 5,5%, mức giảm lớn nhất kể từ tháng 7/2019.

Giá dầu khởi sắc sau khi Bộ Lao động Mỹ cho biết nền kinh tế nước này tạo ra thêm 136.000 việc làm trong tháng 9, thấp hơn một chút so với dự báo, và tốc độ tăng trưởng việc làm giảm xuống mức chậm nhất trong 4 tháng. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ giảm xuống 3,5%, mức thấp nhất kể từ tháng 12/1969.Bên cạnh đó, dữ liệu định kỳ về số giàn khoan dầu đang hoạt động của Mỹ đã hỗ trợ cho giá dầu trong phiên này. Dữ liệu từ Baker Hughes công bố ngày 4/10 cho biết, số giàn khoan dầu đang hoạt động tại Mỹ giảm 3 giàn xuống 710 giàn trong tuần này, sau khi giảm liên tiếp trong  6 tuần qua.

Giá dầu ngọt nhẹ WTI sụt 5,5% trong tuần qua. 

Vụ tấn công bằng máy bay không người lái nhằm vào các cơ sở dầu mỏ chủ chốt của  Ả Rập Saudi hôm 14/9 vừa qua đã nhanh chóng khiến thị trường năng lượng biến động mạnh, song dữ liệu kinh tế yếu kém gần đây lại làm dấy lên nỗi lo về nhu cầu dầu toàn cầu trong những phiên giao dịch gần đây.Ả Rập Saudi ngày 3/10 cho biết nước này gần như đã khôi phục hoàn toàn sản lượng vào cuối tháng này.

“Một sự bùng nổ trong căng thẳng thương mại Mỹ – Trung có khả năng dẫn đến lo ngại về nền kinh tế toàn cầu, cuối cùng làm gia tăng lo ngại về sự suy yếu nhu cầu dầu thô, và khi căng thẳng địa chính trị có thể gây ra những cú sốc tiêu cực về phía nguồn cung, thì điều này cuối cùng sẽ phản ứng ngược bởi những vấn đề nhu cầu”, chuyên gia phân tích cao cấp Lukman Otunuga tại FXTM, nhận định.

Đoàn quan chức Mỹ và Trung Quốc dự kiến sẽ nối lại vòng đàm phán vào tuần tới nhằm thu hẹp bất đồng, tiến tới đạt một thỏa thuận để chấm dứt cuộc xung đột thương mại kéo dài hơn 14 tháng qua./.

Theo Nguyễn Thu/Kinh tế & đô thị/Reuters