QC 1
Thứ 6, ngày 29/03/2024 | Hotline: 0889.066.066

Giá thép hôm nay 28/9/2021: Giữ vững đà tăng

Ghi nhận vào lúc 9h30 ngày 28/9 (theo giờ Việt Nam), giá thép hôm nay giao tháng 1/2022 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 55 nhân dân tệ lên mức 5.559 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 27/9, giá quặng sắt kỳ hạn của Trung Quốc đã tăng phiên thứ ba liên tiếp. Trong cùng ngày, giá thép thanh vằn và thép cuộn cán nóng cũng đồng loạt đi lên, Reuters đưa tin.

Cụ thể, giá quặng sắt kỳ hạn giao tháng 1/2022 trên Sàn giao dịch Hàng hóa Đại Liên (DCE) đã tăng 5,3% lên 715 nhân dân tệ/tấn (tương đương 110,57 USD/tấn) trong phiên giao dịch buổi sáng. Vào lúc đóng cửa, hợp đồng này ghi nhận mức tăng 3,5% lên 703 nhân dân tệ/tấn.

Trên Sàn giao dịch Singapore (SGX), hợp đồng quặng sắt kỳ hạn cũng chứng kiến mức tăng 1,7%, đạt 120,35 USD/tấn.

Đối với các sản phẩm thép trên Sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải (SHFE), mức giao dịch cũng được điều chỉnh tăng trước những hạn chế sản xuất do tình trạng thiếu điện gây ra.

Trong đó, giá thép cây xây dựng đã qua sử dụng tăng 1,0% lên 5.564 nhân dân tệ/tấn. Giá thép cuộn cán nóng, được sử dụng trong lĩnh vực sản xuất, nhích thêm 0,6% lên 5.592 nhân dân tệ/tấn vào lúc đóng cửa.

Song, ở chiều ngược lại, giá thép không gỉ kỳ hạn trên Sàn SHFE lại giảm 4,3% xuống còn 20.415 nhân dân tệ/tấn.

Dữ liệu từ Công ty tư vấn SteelHome cho thấy, giá quặng sắt có hàm lượng 62% Fe giao ngay cho Trung Quốc đã tăng thêm 1 USD lên mức 113 USD/tấn vào ngày 24/9.

Trước tình hình trên, các nhà phân tích của GF Futures nhận định, giá nguyên liệu sản xuất thép tăng là sự phục hồi từ những khoản lỗ trước đó, chính vì vậy sẽ không bền vững do nhu cầu tại các nhà máy tiếp tục giảm.

Nhập khẩu sắt thép 8 tháng năm 2021 giảm về lượng nhưng kim ngạch tăng cao

8 tháng năm 2021, nhập khẩu sắt thép các loại về Việt Nam đạt trên 8,87 triệu tấn, tương đương trên 7,73 tỷ USD, giá trung bình 871 USD/tấn, giảm 4,5% về khối lượng nhưng tăng 42,5% về kim ngạch.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tháng 8/2021 nhập khẩu sắt thép tiếp tục giảm cả về khối lượng và kim ngạch so với tháng 7/2021, với mức giảm tương ứng 9,8% và 7,4% nhưng giá tăng 2,6%, đạt 841.294 tấn, tương đương 922,1 tỷ USD, giá 1.109 USD/tấn; so với tháng 8/2020 thì giảm 27,6% về khối lượng nhưng tăng 43,9% về kim ngạch và tăng 97,3% về giá.

Tính chung 8 tháng đầu năm 2021, nhập khẩu sắt thép các loại về Việt Nam đạt trên 8,87 triệu tấn, tương đương trên 7,73 tỷ USD, giá trung bình 871 USD/tấn, giảm 4,5% về khối lượng nhưng tăng 42,5% về kim ngạch và tăng 49,1% về giá so với cùng kỳ năm 2020.

Sắt thép nhập khẩu về Việt Nam nhiều nhất có xuất xứ từ Trung Quốc, riêng tháng 8/2021 nhập khẩu từ thị trường này đạt 268.781 tấn, tương đương 300,45 triệu USD, giá 1.117,8 USD/tấn, giảm 25,8% về khối lượng, giảm 23,5% về kim ngạch nhưng tăng 3% về giá so với tháng 7/2021; tính chung cả 8 tháng đầu năm nhập khẩu 4,27 triệu tấn sắt thép từ Trung Quốc, tương đương 3,52 tỷ USD, giá trung bình 824 USD/tấn, tăng cả về lượng, kim ngạch và giá so với cùng kỳ năm 2020, với mức tăng tương ứng 62%, 114,8% và 32,6%; chiếm 48,2% trong tổng khối lượng và chiếm 45,6% trong tổng kim ngạch nhập khẩu sắt thép của cả nước.

Tiếp sau đó là thị trường Nhật Bản đạt trên 1,25 triệu tấn, tương đương gần 1,07 tỷ USD, giá trung bình 852 USD/tấn, giảm 27,8% về lượng nhưng tăng 13,2% kim ngạch và giá tăng 56,8%, chiếm 14% trong tổng khối lượng và tổng kim ngạch.

Nhập khẩu sắt thép từ thị trường Hàn Quốc đạt gần 1,02 triệu tấn, tương đương 1,05 tỷ USD, giá trung bình 1.028,4 USD/tấn, giảm 12,4% về lượng nhưng tăng 26,4% kim ngạch và tăng 44,3% về giá so với cùng kỳ năm 2020, chiếm trên 11,5% trong tổng khối lượng và chiếm 13,5% tổng kim ngạch nhập khẩu sắt thép của cả nước.

Theo Linh Linh/Kinh tế Chứng khoán Việt Nam

Nguồn: https://kinhtechungkhoan.vn/gia-thep-hom-nay-2892021-giu-vung-da-tang-102890.html