QC 1
Thứ 5, ngày 28/03/2024 | Hotline: 0889.066.066

Khoản nợ 12.000 tỷ của An Quý Hưng đến từ đâu?

Ngày 04/12/2018 An Quý Hưng đã thanh toán hết khoản tiền 7.400 tỷ đồng, cao hơn 2.000 tỷ so với giá khởi điểm để mua lại 57,7% cổ phần của Tổng công ty Vinaconex do SCCI sở hữu và bán đấu giá sau đấu giá và trở thành cổ đông lớn nhất của Vinaconex.

Chi đậm để đánh bật các đối thủ khác trong thương vụ thoái vốn tại Vinaconex trong khi đó, doanh nghiệp này được thành lập năm 2001 và doanh thu, lợi nhuận chỉ ở mức vô cùng khiêm tốn và năng lực tài chính của An Quý Hưng cũng là dấu hỏi lớn đối với giới đầu tư.

Cụ thể, báo cáo tài chính của An Quý Hưng cho thấy, năm 2017, công ty đạt 956 tỷ đồng doanh thu thuần và 62,4 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Sang năm 2018, doanh thu thuần giảm còn 653 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế chỉ còn 1,2 tỷ đồng.

Tính đến hết ngày 31/12/2018, tổng tài sản của An Quý Hưng tăng vọt lên gần 12.700 tỷ đồng so với con số chưa đến 1.000 tỷ đồng tại thời điểm đầu năm trong đó, đầu tư 7.600 tỷ đồng, tương đương số tiền mà An Quý Hưng đã chi để mua cổ phần Vinaconex.

Bên cạnh đó, khoản phải thu ngắn hạn khác cũng tăng đột biến từ 265 tỷ đồng lên 4.278 tỷ đồng, chiếm phần nhiều trong cơ cấu tài sản ngắn hạn.

Đáng chú ý, nợ phải trả của An Quý Hưng cũng tăng đột biến từ chưa đến 550 tỷ đồng lên 12.000 tỷ đồng trong năm vừa qua, trong đó nợ dài hạn là 8.000 tỷ đồng, tăng 110 lần so với 2017 (73 tỷ đồng).

Mặc dù, nợ phải trả lớn nhưng báo cáo cho thấy, nợ vay ngắn hạn và dài hạn của An Quý Hưng đều ở mức thấp với 456 tỷ đồng vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn và hơn 200 tỷ đồng dài hạn, không có nhiều đột biến so với năm 2017.

Thực tế với năng lực tài chính của An Quý Hưng thì rất khó để doanh nghiệp này có thể trực tiếp đi vay thêm để trang trải một phần hoặc toàn bộ số tiền đã đầu tư vào Vinaconex.

Cách đây ít ngày, An Quý Hưng cùng công ty con An Quý Hưng Land đã thất bại trong việc huy động 5.300 tỷ đồng trái phiếu khi không tìm được người mua. Số trái phiếu dự định chào bán có kỳ hạn 3 năm, lãi suất 12%/năm cho kỳ tính lãi đầu tiên và được đảm bảo bằng toàn bộ số cổ phiếu Vinaconex mà An Quý Hưng đang sở hữu.

Mặc dù mức lãi suất khá hấp dẫn nhưng có thể thấy số tiền trả lãi hàng năm cũng đã là một thách thức lớn đối với An Quý Hưng. Trong trường hợp 5.300 tỷ đồng trái phiếu được bán hết thì mỗi năm An Quý Hưng sẽ phải trả lãi 636 tỷ đồng; chưa tính đến những hoạt động khác thì Vinaconex hàng năm phải trả cổ tức tiền mặt ít nhất 25% thì AQH mới đủ tiền trả lãi vay – một tỷ lệ gần như bất khả thi trong tình hình kinh doanh hiện tại.

Tới đây, VGC dự kiến sẽ tổ chức họp ĐHCĐ thường niên năm 2019 vào ngày 28/6 tới đây với nội dung quan trọng liên quan đến việc thay đổi ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của công ty này.

Theo Đức Hậu/Thời báo chứng khoán