QC 1
Thứ 6, ngày 19/04/2024 | Hotline: 0889.066.066

Kích thích kinh tế, nhóm ngành nào hưởng lợi trực tiếp?

Agriseco cho biết sau khi tung ra các gói kích thích kinh tế, chỉ số chứng khoán tại các quốc gia như Mỹ, Thái Lan, Nhật Bản, Trung Quốc hay các quốc gia châu Âu đều bật tăng mạnh mẽ. Tại Việt Nam, nếu gói kích thích kinh tế đang đề xuất được thông qua, các ngành như Bất động sản, Xây dựng, Vật liệu xây dựng… sẽ được hưởng lợi trực tiếp.

Kích thích kinh tế, nhóm ngành nào hưởng lợi trực tiếp?
Kích thích kinh tế, nhóm ngành nào hưởng lợi trực tiếp?

rong báo cáo cập nhật kinh tế vĩ mô công bố mới đây, Công ty Chứng khoán Agribank (Agriseco) nhấn mạnh các chỉ báo dự báo sớm tăng trưởng kinh tế tháng 10 như chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI), chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) đang hồi phục tích cực cho thấy triển vọng tăng trưởng kinh tế sẽ khả quan trong quý IV.

“Chúng tôi dự báo tăng trưởng GDP quý IV có thể đạt 4 – 5%, giúp GDP cả năm tăng 2 – 2,5%. Lạm phát có thể có áp lực tăng tuy nhiên chúng tôi dự báo lạm phát vẫn được kiểm soát ở mức 2% do giá điện điều chỉnh giảm và giá thịt lợn giảm mạnh so với đầu năm. Điều này cho thấy sự ổn định về kinh tế vĩ mô sẽ tạo sự ổn định cho thị trường chứng khoán (TTCK)”, nhóm chuyên gia của Agriseco cho hay.

Theo công ty chứng khoán này, mặt bằng định giá P/E của VN-Index hiện đang giao dịch quanh 17 lần, là mức ngang trung bình của chỉ số trong lịch sử và thấp hơn so với các TTCK khác trong khu vực, tiếp tục giảm lãi suất và nới lỏng tiền tệ để hỗ trợ nền kinh tế sẽ tạo cơ hội để TTCK tăng điểm. Agriseco cũng chỉ ra một số cơ hội đầu tư tiêu biểu:

Đầu tiên là việc tăng trưởng kinh tế khả quan trở lại sẽ giúp nhiều ngành nghề hồi phục sau khi chịu ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19 như Tiêu dùng bán lẻ, Hàng không Dịch vụ.

Thứ hai, xuất khẩu tăng trưởng mạnh 2 chữ số, trong đó các nhóm hàng dệt may, sắt thép, thủy sản cũng tăng trưởng bất chấp dịch bệnh từ đầu năm đến nay. Xuất khẩu đang tiếp tục được kỳ vọng tăng trưởng tốt trong quý IV và năm 2022 nhờ dịch bệnh đang được đẩy lùi và nhu cầu quốc tế hồi phục mạnh mẽ. Điều này tạo ra nhiều tiềm năng cho các doanh nghiệp xuất khẩu thuộc các nhóm hàng: Dệt may, giày; Gỗ; Sắt thép; Thủy sản.

Thứ ba, Việt Nam còn nhiều dư địa để triển khai các gói kích thích hỗ trợ nền kinh tế. “Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang nghiên cứu đề án phục hồi và phát triển kinh tế với quy mô khoảng 800.000 tỷ đồng. Thông thường sau khi Chính phủ tung ra các gói hỗ trợ, chỉ số chứng khoán tại các quốc gia trên thế giới như Mỹ, Thái Lan, Nhật Bản, Trung Quốc, châu Âu đều bật tăng mạnh mẽ”, nhóm chuyên gia của Agriseco cho biết, đồng thời đánh giá nếu đề án trên được thông qua, một số nhóm ngành sẽ được hưởng lợi trực tiếp gồm: Bất động sản, Xây dựng, Vật liệu xây dựng, Hàng không Dịch vụ, Công nghệ thông tin.

Cũng tin vào triển vọng TTCK, Công ty Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam (MASVN) dự báo trong tháng 11, thị trường sẽ tiếp tục tăng điểm trước các kỳ vọng phục hồi trong giai đoạn bình thường mới. Vùng vận động của VN-Index trong tháng này được kỳ vọng trong 1.380 – 1.490 điểm.

“Theo mức đồng thuận chung của thị trường, P/E dự phóng cuối năm 2022 khoảng gần 13,7 lần, được đánh giá là vẫn hấp dẫn trước các cơ hội đầu tư mở ra khi giai đoạn bình thường mới bắt đầu”, MASVN nêu quan điểm.

Các động lực thúc đẩy TTCK, theo MASVN, gồm: dịch bệnh đã được kiểm soát phần nào và việc thực hiện bình thường mới giúp các công ty tái khởi động lại các hoạt động sản xuất kinh doanh; các chính sách kích thích phục hồi kinh tế của Chính phủ dựa trên dư địa của chính sách tài khóa; đẩy nhanh tăng trưởng tín dụng trong quý IV/2021; duy trì mặt bằng lãi suất thấp khôi phục sản xuất với chi phí vốn thấp hơn; trong bối cảnh lãi suất tiết kiệm thấp, guồn tiền nhàn rỗi trong dân cư sẽ chuyển hướng sang kênh đầu tư chứng khoán, nhờ đó, thanh khoản trên thị trường sẽ tiếp tục dồi dào; thoái vốn nhà nước được thúc đẩy; câu chuyện dài hạn về nâng hạng thị trường.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý đến một số rủi ro liên quan đến việc kiểm soát dịch bệnh sau khi nới lỏng giãn cách; rủi ro nợ xấu ngành ngân hàng tăng cao do khả năng trả nợ của người đi vay bị ảnh hưởng; và các rủi ro bên ngoài liên quan đến việc khối ngoại rút vốn nếu Mỹ ngưng nới lỏng tiền tệ, cũng như việc các chính sách mới của Trung Quốc có tác động đáng kể đến giá hàng hóa toàn cầu.

Theo Thanh Long/Vietnam Finance

Nguồn: https://vietnamfinance.vn/kich-thich-kinh-te-nhom-nganh-nao-huong-loi-truc-tiep-20180504224260677.htm