QC 1
Thứ 5, ngày 28/03/2024 | Hotline: 0889.066.066

Kỳ vọng nhiều hơn từ triển vọng giá cổ phiếu ngân hàng

Hiện tại, giá nhiều cổ phiếu ngân hàng đã vượt mức đỉnh lịch sử như VPB, MBB, TCB, BID, CTG… Tuy nhiên, nhóm cổ phiếu “vua” vẫn được nhìn nhận còn dư địa tăng trong thời gian tới.

Ông Trần Tánh, Phó phòng Phân tích và nghiên cứu, Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam chia sẻ một số đánh giá về triển vọng cổ phiếu ngành ngân hàng sau giai đoạn tăng nóng. VN-Index chính thức vượt đỉnh lịch sử vào đầu tháng 4, sau đó liên tiếp xác lập những vùng đỉnh cao hơn. Tính theo mức đóng cửa phiên 13/4, chỉ số đại diện cho sàn chứng khoán TP. HCM đã tăng 11,5% so với đầu năm và 22% so với mức thấp nhất vào ngày 28/1.

Cổ phiếu ngân hàng đóng vai trò dẫn dắt chỉ số vượt qua mốc kháng cự 1.200 điểm để chinh phục những đỉnh cao mới trong giai đoạn vừa qua. So với đầu năm, chỉ số đã tăng 15% và nếu tính tại thời điểm thấp nhất thì mức tăng trưởng lên đến 30%.

CTG là cổ phiếu có mức tăng giá tốt nhất trong nhóm ngân hàng thương mại có vốn nhà nước. Hai mã còn lại là BID và VCB lại giảm so với đầu năm. Đối với nhóm ngân hàng tư nhân, VIB có mức tăng giá ấn tượng nhất với gần 60% kể từ đầu năm. Theo sau là SHB gần 50% và VPB gần 46%.

Cổ phiếu của nhóm ngân hàng đã được định giá ở mức tương đối cao. Hiện P/B (thị giá trên giá trị sổ sách) cổ phiếu ngành này ở mức 1,5x và ROE (tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu) kỳ vọng năm nay là 19%. Tuy nhiên, để VN-Index có thể vượt xa vùng 1.200 điểm, cổ phiếu ngân hàng cần phải tiếp tục tăng để trở thành động lực tăng trưởng chính.

Giá cổ phiếu bùng nổ từ đầu năm

Hiện tại, giá nhiều cổ phiếu ngân hàng đã vượt mức đỉnh lịch sử như VPB, MBB, TCB, BID, CTG… Tuy nhiên, nhóm cổ phiếu “vua” vẫn được nhìn nhận còn dư địa tăng.

Công ty Chứng khoán MB nhận định, cổ phiếu ngân hàng vẫn sẽ đóng vai trò dẫn dắt thị trường trong thời gian tới do có lợi thế về mặt thanh khoản cũng như đang được hưởng lợi từ các thông tin hỗ trợ. Tuy vậy, mức tăng trưởng của các cổ phiếu không đồng đều.

Thực tế, mức tăng giá cao kể từ đầu năm 2021 đến nay phần lớn tập trung ở các mã ngân hàng mà Nhà nước sở hữu chi phối như TCB, VPB, VIB, LPB… Sự phân hóa có thể là tín hiệu cho thấy giá cổ phiếu sẽ diễn biến tích lũy trước khi tạo mặt bằng mới.

Diễn biến giá một số cổ phiếu ngân hàng từ đầu năm đến 1/4 (Giá được điều chỉnh về mức 1 để tiện cho việc so sánh tăng trưởng)

Kỳ vọng vào sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế sau đại dịch COVID-19, nhà đầu tư đang có xu hướng chuyển sang đầu tư vào các cổ phiếu nhạy cảm với tăng trưởng kinh tế trong đó có ngân hàng. Theo đó, giá trị giao dịch ở nhóm ngân hàng chiếm 1/3 thanh khoản toàn thị trường chứng khoán nên nhóm cổ phiếu này đóng vai trò dẫn dắt thị trường.

Ông Bùi Nguyên Khoa, Trưởng nhóm Vĩ mô thị trường BSC cho rằng, “họ” VIC và ngân hàng là hai nhóm cổ phiếu chính thúc đẩy VN-Index vượt ngưỡng tâm lý 1.200 điểm. Vùng điểm hiện tại khá an toàn cho quá trình kiểm tra lại ngưỡng hỗ trợ cũ và khả năng dòng tiền luân chuyển giữa các dòng cổ phiếu sẽ sớm diễn ra.

Mặc dù có nhiều thông tin hỗ trợ nhưng cổ phiếu ngân hàng cần một quãng nghỉ để tích lũy, tạo thêm động lực sau một thời gian tăng giá tương đối dài.

BSC kỳ vọng, cổ phiếu CTG, TCB, MBB, VPB sẽ tiếp tục tăng, mức giá mục tiêu lần lượt là 50.00 đồng/cổ phiếu, 52.000 đồng/cổ phiếu, 34.800 đồng/cổ phiếu, 55.000 đồng/cổ phiếu.

Theo Minh Thuận T/H/Kinh tế Chứng khoán Việt Nam

Nguồn: https://kinhtechungkhoan.vn/ky-vong-nhieu-hon-tu-trien-vong-gia-co-phieu-ngan-hang-91911.html