QC 1
Thứ 6, ngày 19/04/2024 | Hotline: 0889.066.066

Ngân hàng ACB báo lãi hơn 7.500 tỉ đồng, tín dụng tăng 16,8%

Năm 2019 Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) ghi nhận lợi nhuận đạt hơn 7.500 tỉ đồng lợi nhuận, vượt hơn 3% kế hoạch, đồng thời dự kiến chỉ tiêu lợi nhuận năm 2020 ở mức 8.700 tỉ đồng. 

Dự kiến, năm 2020 ACB sẽ nâng chỉ tiêu lợi nhuận lên mức 8.700 tỉ đồng

Kết quả kinh doanh của Ngân hàng ACB năm 2019 vừa được ông Đỗ Minh Toàn, Tổng giám đốc chia sẻ tại buổi gặp gỡ nhà đầu tư ngày 15/1. Năm 2019, ACB tiếp tục ghi nhận kết quả kinh doanh khởi sắc với kết quả hoàn thành vượt chỉ tiêu đề ra. Cụ thể, lợi nhuận năm 2019 đạt hơn 7.500 tỉ đồng, vượt hơn 3% so với mục tiêu đặt ra hồi đầu năm là 7.279 tỉ đồng.

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và trên vốn chủ sở hữu (ROE) lần lượt đạt 1,7% và 24,6%. 

ACB dự kiến sẽ chia cổ tức của năm 2019 là 30% mệnh giá cổ phần, trong đó 20% cổ tức bằng cổ phiếu và 10% bằng tiền mặt theo phương án phân phối lợi nhuận đã được ĐHCĐ thường niên 2019 thông qua. 

Dự kiến, năm 2020 ACB sẽ nâng chỉ tiêu lợi nhuận lên mức 8.700 tỉ đồng, tỷ lệ chia cổ tức dự kiến 25%. Đại hội thường niên năm nay dự kiến sẽ tổ chức trong quý I hoặc quý II/2020.

Tính đến 31/12/2019, tổng tài sản ngân hàng đạt 383.000 tỉ đồng, tăng 16,5% so với đầu năm, trong đó trái phiếu chính phủ chiếm 15%. Dư nợ tín đụng đạt khoảng 266.000 tỉ đồng, tăng 16,8%; số dư huy động đạt 308.000 tỉ đồng, tăng 14,1% so với đầu năm.

Đáng chú ý, theo ông Toàn, tín dụng năm qua tăng trưởng khá tốt ở mức 16,8%, cao hơn mức trung bình toàn ngành 14%. Ngân hàng đã tất toán trái phiếu VAMC trước năm 2017 và từng bước xử lý thu hồi nợ xấu vì đây là những khoản nợ đều có tài sản bảo đảm là bất động sản. 

Liên quan đến nợ xấu của ACB Leasing (đã bán cho VAMC), lãnh đạo ACB cho biết, ngân hàng sẽ mua lại để xử lý trong năm nay, nên không còn áp lực trích dự phòng rủi ro như những năm trước khi còn các khoản nợ của liên quan đến nhóm 6 công ty của ông Nguyễn Đức Kiên. 

Do đó, tỷ lệ nợ xấu của ACB chốt năm ở mức 0,54%, trong khi tỷ lệ bao phủ nợ xấu đạt mức cao 165%.  Hiện, ACB là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất ngành cho đến thời điểm này. Trong khi xét trên diện rộng, tình hình nợ xấu tại các ngân hàng có sự phân hóa mạnh. Theo thống kê, hiện có 15 ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ cho vay đạt dưới 2%. Một số ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu vượt mức 3% và có xu hướng tăng. 

Theo BCTC hợp nhất, ngoài thu nhập từ dịch vụ tăng tích cực thì các hoạt động khác như kinh doanh ngoại hối, vàng, chứng khoán kinh doanh, đầu tư đều sụt giảm đáng kể so với cùng kỳ năm 2018. Đặc biệt, hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư ghi nhận sự sụt giảm mạnh nhất, hơn 90% trong quý III/2019.

Còn hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh, thu nhập từ hoạt động này cải thiện rất tích cực từ mức lỗ hơn 18 tỷ đồng trong quý II/2018 lên mức hơn 51 tỉ đồng trong quý III/2019. ACB cho biết, khoản mục này tăng đột biến do hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán .

Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của ACB giảm đến 75%, xuống chỉ còn 238 tỉ đồng năm 2019.

Với kết quả kinh doanh khởi sắc, giá cổ phiếu ACB năm qua đã tăng khá tích cực và đóng cửa phiên 17/1/2020 ở mức 23.800 đồng/CP, khối lượng khớp lệnh tăng gấp đôi lên mức 2,7 triệu đơn vị.

Theo Nhật My/Kinh tế Môi trường

Xem bài gốc