Dự thảo Luật Chứng khoán đã được các đại biểu Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 và phiên họp thứ 36 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Dự thảo Luật Chứng khoán trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 gồm 10 chương 135 Điều…
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/10, các đại biểu Quốc hội làm việc tại Hội trường, nghe Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng và Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự thảo Nghị quyết về khoanh tiền nợ thuế, xóa tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách Nhà nước.
Sau nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Chứng khoán (sửa đổi) và thảo luận tại hội trường về dự án Luật này.
Dự thảo Luật Chứng khoán đã được các đại biểu Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 và phiên họp thứ 36 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Dự thảo Luật Chứng khoán trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 gồm 10 chương 135 Điều. Qua thảo luận, những nội dung còn nhiều ý kiến khác nhau tại Kỳ họp 7 đã được tiếp thu và chỉnh lý gồm: Chào bán cổ phiếu thấp hơn mệnh giá; Điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng; Chào bán trái phiếu riêng lẻ của doanh nghiệp không phải là công ty đại chúng; Chào bán chứng khoán riêng lẻ của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; Vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; Mô hình của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam; Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; Tổ chức hoạt động và chức năng đăng ký giao dịch bảo đảm của Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
Đối với điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất với điều kiện về mức vốn điều lệ để được chào bán chứng khoán ra công chúng là 30 tỷ đồng. Về vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, việc giữ nguyên Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính như hiện nay là phù hợp. Về việc tăng thẩm quyền, bảo đảm tính độc lập của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu cơ quan soạn thảo rà soát, bổ sung thêm một số quyền hạn, nhiệm vụ cho Ủy ban Chứng khoán trong việc thực thi nhiệm vụ để có thể tiệm cận với các nguyên tắc của Tổ chức quốc tế các Ủy ban chứng khoán.
Theo Chương trình, dự kiến các đại biểu Quốc hội sẽ biểu quyết, thông qua Luật Chứng khoán vào ngày 26/11.
Trong phiên làm việc chiều, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về: Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và ngân sách nhà nước năm 2019; Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2020; Đề án tổng thể đầu tư phát triển kinh tế – xã hội vùng dân tộc thiểu số, miền núi và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; Dự thảo Nghị quyết về khoanh tiền nợ thuế, xóa tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước; Việc cho lùi thời gian thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và khai thác tài nguyên nước; Việc sử dụng 20% kinh phí kết dư Quỹ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế năm 2015.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến Nội dung phiên họp ngày 21/10: Buổi sáng:– Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trình bày Báo cáo về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2019; kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2020. – Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo thẩm tra đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2019; kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2020. – Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn trình bày Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV. – Trưởng Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Thanh Hải trình bày Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV. Buổi chiều, Quốc hội tiếp tục phiên họp toàn thể dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển. Tại phiên họp, Quốc hội đã nghe các báo cáo: – Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ trình bày Báo cáo về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2019, dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương năm 2020 (trong đó có nội dung về việc bổ sung dự toán ngân sách nhà nước năm 2019 (vốn ngoài nước) cho 2 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình và vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Ai-len cho các xã đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135). – Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải trình bày Báo cáo thẩm tra về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2019, dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách Trung ương năm 2020 (trong đó có nội dung về việc bổ sung dự toán ngân sách nhà nước năm 2019 (vốn ngoài nước) cho 2 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình và vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Ai-len cho các xã đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135). – Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về việc sử dụng 20% kinh phí kết dư Quỹ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế năm 2015. – Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Nguyễn Đức Hải trình bày báo cáo thẩm tra về việc sử dụng 20% kinh phí kết dư Quỹ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế năm 2015.- Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về việc đề nghị Quốc hội cho lùi thời gian thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và khai thác tài nguyên nước. – Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo thẩm tra về việc đề nghị Quốc hội cho lùi thời gian thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và khai thác tài nguyên nước. – Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến, thừa ủy quyền Thủ tướng trình bày Đề án tổng thể đầu tư phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số, miền núi và vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn. – Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Hà Ngọc Chiến trình bày báo cáo thẩm tra Đề án tổng thể đầu tư phát triển kinh tế – xã hội vùng dân tộc thiểu số, miền núi và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn. |
Theo Quốc Trung/Thời báo chứng khoán