QC 1
Thứ 3, ngày 16/04/2024 | Hotline: 0889.066.066

Nợ xấu tại ngân hàng MB tăng “đỉnh”, tiền gửi khách hàng giảm

Hết quý 3 năm nay, nợ xấu của MB Bank tăng lên mức 4.414 tỷ đồng. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn tăng 46% lên mức 1.515 tỷ đồng. Dòng tiền kinh doanh của MB Bank âm 20.501 tỷ đồng trong khi chỉ số này của một năm trước đó ở mức âm 2.719 tỷ đồng.

Ngân hàng TMCP Quân đội (MB Bank) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2022. Theo đó, tính đến ngày cuối tháng 9/2022, tổng tài sản ghi nhận đạt 656.804 tỷ đồng tăng 7,6% so với 9 tháng trước đó. Số dư tiền gửi khách hàng giảm 2% xuống còn 377.145 tỷ đồng.

Cho vay khách hàng đạt 426.233 tỷ đồng, tăng 14,8% so với thời điểm đầu năm. Về chất lượng cho vay, hết quý 3, nợ xấu của MB tăng 26% so với cuối năm trước lên mức 4.414 tỷ đồng, tương ứng kéo theo tỷ lệ nợ xấu nhích từ 0,9% lên hơn 1%.

Hết quý 3 năm nay, nợ xấu của MB Bank tăng lên mức 4.424 tỷ đồng.

Báo cáo tài chính cho thấy: Năm 2021, MB Bank đạt gần 37.000 tỷ đồng tổng thu nhập hoạt động, tăng 35% so với năm trước. Trong đó, thu nhập lãi thuần đạt hơn 26.000 tỷ đồng, tăng 29,2%; lãi thuần từ các hoạt động kinh doanh ngoài lãi tăng 51,5%.

Về chất lượng cho vay, hết quý III, nợ xấu của MB tăng 26% so với cuối năm trước lên mức 4.414 tỷ đồng, tương ứng kéo theo tỷ lệ nợ xấu nhích từ 0,9% lên hơn 1%.

Trong cơ cấu nợ xấu, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn đều tăng. Đáng chú ý, nợ có khả năng mất vốn tăng  46% lên mức 1.515 tỷ đồng. 

Phân tích dữ liệu dư nợ cho vay khách hàng của MB Bank có thể thấy dư nợ lớn nhất tập trung vào hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tiêu dùng; công nghiệp chế biến chế tạo… Riêng lĩnh vực xây dựng và kinh doanh bất động sản đang đạt mức 42.152 tỷ đồng (tương đương khoảng 10%).

Về tình hình kinh doanh của MB Bank, hết quý 3, lợi nhuận trước thuế đạt hơn 18.190 tỷ đồng, tăng 34,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, hoạt động tín dụng của ngân hàng mang về gần 26.393 tỷ đồng. Lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối tang trưởng lên mức 1.340 tỷ đồng.

Ở chiều ngược lại, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ và lãi thuần từ chứng khoán đầu tư giảm lần lượt 3,6% và 1,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh chứng khoán và hoạt động kinh doanh khác cũng giảm mạnh so với cùng kỳ. Song nhờ chi phí dự phòng giảm gần 26%, lợi nhuận của MB vẫn tăng trường khả quan so với cùng kỳ.

Riêng trong quý III, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đạt hơn 6.200 tỷ đồng, tăng gần 62% so với cùng kỳ. MB cũng giảm trích lập dự phòng xuống còn 962 tỷ đồng, tương đương giảm gần 46%.

Mới đây, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MB Bank) vừa nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thay đổi lần thứ 50 ngày 20/10/2022, theo đó tăng vốn điều lệ từ hơn 37.783 tỷ đồng lên 45.339 tỷ đồng.

Trước đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quyết định sửa đổi Điều 2 Giấy phép thành lập và hoạt động số 100/GP-NHNN ngày 16/10/2018 của Thống đốc NHNN cấp cho Ngân hàng MB thành: Vốn điều lệ của Ngân hàng MB là 45.339 tỷ đồng.

Ngân hàng MB có trách nhiệm thực hiện các quy định tại Khoản 4 Điều 29 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017) và các quy định pháp luật hiện hành có liên quan đối với nội dung được sửa đổi trên.

Theo Hải Anh/Kinh tế Môi trường

Nguồn: https://kinhtemoitruong.vn/no-xau-tai-ngan-hang-mb-tang-dinh-tien-gui-khach-hang-giam-72751.html