QC 1
Thứ 5, ngày 28/03/2024 | Hotline: 0889.066.066

Quốc hội thảo luận KT-XH: ‘Nếu không cải cách mạnh mẽ, Việt Nam sẽ tụt lại phía sau’

Ngày 30-31/10, Quốc hội thảo luận ở hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và ngân sách nhà nước năm 2019; kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2020.

Đại biểu Vũ Tiến Lộc (Thái Bình) 

Đầu giờ sáng đã có 105 đại biểu đăng ký phát biểu. Phát biểu thảo luận, đại biểu Phạm Thị Thu Trang (Quảng Ngãi) nêu vướng mắc liên quan tới thi công đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi. Sau khi hoàn thành dự án này, việc hoàn trả các tuyến đường địa phương bị hỏng vẫn chưa hoàn chỉnh, dù năm 2018 Bộ Giao thông Vận tải đã có nhiều công văn đốc thúc chủ đầu tư là Tổng công ty đường cao tốc Việt Nam (VEC).

Đại biểu đề nghị Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu VEC khẩn trương hoàn thành các tuyến đường dân sinh bị hư hỏng.

Để người dám nghĩ dám làm, có môi trường tốt để hoạt động, cống hiến

Đại biểu Hoàng Văn Trà (Phú Yên) đồng tình và đánh giá cao các mặt kinh tế-xã hội của đất nước năm 2019, nhưng Đại biểu cho rằng “vốn đầu tư công tốt hơn, tài sản công tiết kiệm, hiệu quả hơn thì kết quả còn ấn tượng hơn”.

Đại biểu cho rằng, hạn chế trong xây dựng đưa pháp luật vào cuộc sống là nguyên nhân ảnh hưởng chỉ đạo điều hành giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội. Bên cạnh đó, nhiều lĩnh vực đời sống xã hội còn thiếu luật, thiếu tính phát triển, chất lượng văn bản pháp luật ban hành chưa cao.

Với 12 nhiệm vụ giải pháp lớn của năm 2020 có nội dung đầy đủ, toàn diện, Đại biểu kiến nghị Quốc hội, chính phủ tập trung đẩy nhanh tiến độ làm luật, quy định rõ thẩm quyền trách nhiệm, ban hành quy phạm pháp luật, có giải pháp hữu hiệu, khả thi để có đội ngũ công chức ngang tầm nhiệm vụ, có cơ chế chính sách để những người dám nghĩ dám làm, có môi trường tốt để hoạt động, cống hiến.

Cộng đồng doanh nghiệp đang khó khăn

Đại biểu Vũ Tiến Lộc (Thái Bình) đề cập đến nhiều vấn đề cần quan tâm phát triển kinh tế xã hội. Đại biểu cho rằng kinh tế thế giới diễn biến phức tạp nhưng tăng trưởng được cải thiện, số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng mạnh, Việt Nam là nhóm nước tăng trưởng cao nhất ASEAN, kinh tế có nhiều điểm sáng.

Tuy nhiên, nếu nhìn 2020, mục tiêu tăng trưởng 6,8% là rất gian nan, trong bối cảnh thương mại giảm thấp, suy thoái kinh tế toàn cầu. Nhất là trong bối cảnh kinh tế Việt Nam phụ thuộc 2 nguồn chính là đầu tư nước ngoài và xuất khẩu.

cũng nêu vấn đề thu hút FDI từ các nước như Nhật Bản và Hàn Quốc đang giảm, trong khi tăng đột biến ở đầu Hong Kong, Đài Loan, Trung Quốc. Ông cho rằng đây là những nguồn FDI không bền vững.

Đại biểu cho rằng động lực chính tăng trưởng trong thời gian tới là nâng cao sức cạnh tranh của cộng đồng doanh nghiệp. Tuy nhiên, 3 năm liên tiếp nguồn thu từ doanh nghiệp không đạt chỉ tiêu, chứng tỏ cộng đồng doanh nghiệp đang khó khăn. Do đó, ông đề nghị cải cách mạnh mẽ hơn nữa điều kiện kinh doanh, thể chế, để doanh nghiệp phát triển. Đại biểu nói: “”Nếu không cải cách mạnh mẽ, Việt Nam sẽ tụt lại phía sau”.

Rào cản lớn nhất là sự ngăn cách thông tin thị trường

Cho rằng rào cản lớn nhất trong sản xuất nông nghiệp hiện nay là sự ngăn cách thông tin giữa người sản xuất và thị trường, đại biểu Lưu Thành Công (Vĩnh Long) đề nghị Chính phủ quan tâm nhiều hơn đến việc cung cấp thông tin sản xuất nông nghiệp cho nông dân.

Theo ông, trở ngại lớn nhất đối với nông dân hiện nay không phải vốn, không phải kỹ thuật canh tác mà là chính là thông tin về thị trường. Nông dân hiện nay chỉ nhận thông tin từ đại lý thu mua, thương lái, không hề có một tư vấn nào khác về thị trường nên họ không biết chính xác cách thức sản xuất của mình có đúng quy luật thị trường hay không.

“Chừng nào thông tin chính thống về giá cả thị trường chưa đến với nông dân thì bi kịch tiêu thụ hàng nông sản sẽ tiếp diễn, không bao giờ chấm dứt”, đại biểu nhấn mạnh và đề nghị, các ngành bằng mọi cách đưa thông tin đến tận người dân để họ quyết định vật nuôi, cây trồng cho đáp ứng nhu cầu thị trường.(tiếp tục cập nhật…)

Theo Công Thọ-Thu Giang- Ngọc Hải/Kinh tế & đô thị