“Thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong năm 2022 và 2023 đã có rất nhiều tổ chức vi phạm nghĩa vụ trả lãi, trả gốc và những cái tổ chức này đã được thị trường nhận diện và sàng lọc, những doanh nghiệp còn lại chưa có vi phạm, có lịch sử trả lãi tốt sẽ là điểm sáng của thị trường”, đại diện FiinGroup nêu quan điểm.
101.179 tỷ đồng là giá trị trái phiếu đến hạn của nhóm bất động sản (BĐS) trong giai đoạn còn lại của năm 2023. Đây là mối lo với nền kinh tế nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng khi tình trạng khó khăn của ngành BĐS được đánh giá là chưa có nhiều tích cực trong giai đoạn tới.
Tính đến ngày công bố thông tin 26/5, chưa có đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp nào được ghi nhận trong tháng. Tổng giá trị trái phiếu đã được các doanh nghiệp mua lại trước hạn lũy kế từ đầu năm đến nay đạt 68.130 tỷ đồng…
Trong đó nhóm doanh nghiệp bất động sản là 7.000 tỷ đồng, doanh nghiệp kinh doanh nguyên vật liệu khoảng 2.600 tỷ đồng và các ngân hàng là 2.000 tỷ đồng…
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa có văn bản gửi Thủ tướng đề xuất một số giải pháp về tín dụng và chuyển nhượng dự án để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản.
Trong lô trái phiếu gần 4.000 tỷ đồng, chiếm đến 2.500 tỷ đồng trái phiếu đến từ pháp nhân KITA Invest. Đáng lưu tâm, nhiều tài sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp này đều đang được thế chấp ở ngân hàng.
FiinRatings cho rằng, kể cả khi FED nới lỏng chính sách tiền tệ từ quý 4/2023, lĩnh vực nhạy cảm với lãi suất như ngành chứng khoán vẫn sẽ tiếp tục giảm quy mô cho vay ký quỹ, thu hẹp quy mô kinh doanh so với năm 2022 nhằm chờ đợi các tín hiệu vĩ mô tích cực hơn.