Ngày 16/10, Hội đồng thẩm định bảng giá đất TP. HCM đã có báo cáo thẩm định dự thảo quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định 02/2020 về bảng giá đất trên địa bàn TP. HCM.
Sở Tài nguyên và Môi trường TP. HCM thông tin về lộ trình điều chỉnh bảng giá đất trên địa bàn từ nay đến 2027.
TP. Hải Dương có 9 khu vực có giá đất ở trên 100 triệu đồng/m2, mức cao nhất lên đến 190 triệu đồng/m2.
Dự thảo Bảng giá đất mới tại TP.HCM dự kiến ban hành được nhận xét là cao “ngất ngưỡng”. Tuy nhiên, có ý kiến đồng tình cho rằng: “điều chỉnh bảng giá đất tăng theo giá thị trường là điều tất yếu, để mọi thứ minh bạch”.
“Vấn đề giá đất là điểm nghẽn rất lớn, nếu không giải quyết được sẽ tiếp tục gây tắc nghẽn các dự án, kéo theo đó là nhiều vấn đề ách tắc cho thị trường bất động sản”, TS. Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam nhận định.
TP. HCM hiện có 13.035 thửa đất chưa được cấp giấy chứng nhận, chiếm 0,7% tổng số thửa đất trên địa bàn. Do đó, sau khi TP.HCM có dự thảo bảng giá đất mới khiến người dân khá ‘sốc’ khi chi phí làm sổ tăng mạnh.
Tổng hợp kết quả điều chỉnh bảng giá các loại đất áp dụng từ ngày 1/8/2024 do UBND 21 quận, huyện và TP. Thủ Đức tại TP. HCM gửi về thì bảng giá đất điều chỉnh có 4.565 tuyến. Đa số đều có mức giá tăng lên rất cao so với hiện nay.
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 45/2024/QĐ-UBND về việc điều chỉnh hệ số giá đất năm 2024 đối với các trường hợp áp dụng hệ số theo quy định của pháp luật. Theo đó, nhiều quận, huyện được điều chỉnh tăng hệ số.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định, Luật Đất đai năm 2024 quy định rất rõ ràng, cụ thể, minh bạch, rõ trách nhiệm của các bên tham gia định giá đất đai. Luật đã giải quyết bài toán định giá đất phù hợp, sát với giá thị trường với phương pháp định giá theo vùng giá trị, thửa đất…
Nhiều vấn đề trong Dự thảo nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2024 vẫn đang được đưa ra bàn luận và đề xuất chỉnh sửa.
Bộ Tài nguyên và Môi trường đang xây dựng dự thảo Nghị định quy định về giá đất, hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2024. Dự thảo được kỳ vọng sẽ khắc phục những điểm bất cập của Nghị định 12/2024, nhất là các quy định về phương pháp thặng dư. Tuy nhiên, các nội dung của dự thảo về vấn đề này lại cho thấy các bất cập vẫn đang tồn tại.
Góp ý cho dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Đất đai và dự thảo Nghị định quy định về giá đất, chuyên gia pháp lý về bất động sản cho rằng cần xem xét tính khả thi của quy định khấu trừ chi phí lấn biển.
Các dự án tại Thủ Thiêm (TP. Thủ Đức) nửa thập kỷ qua đã có mức tăng trưởng về giá ngoạn mục (50 – 200%), đẩy khu vực này trở thành “tâm điểm” tăng giá địa ốc cao nhất TP.HCM. Thời điểm hiện tại, dù “ế ẩm”, nhưng giá bán căn hộ vẫn “trên trời”, vì sao?
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, nhiều công ty thẩm định giá không dám thẩm định giá đất có nguyên nhân từ sợ rủi ro về pháp lý khi tính giá đất.
Sau khi Hà Nội cho phép xây dựng khu B1.1 và chủ đầu tư thông báo khởi công vào 12/2023, giá đất tại Khu đô thị (KĐT) Thanh Hà lên cơn sốt. Các lô mặt đường 14m tăng giá 10 lần, lô mặt đường 25m tăng 20 giá nhưng không có hàng để bán. Nhiều chủ đất hủy cọc, chấp nhận đền tiền để rao bán với giá cao hơn.