Trước tình trạng thị trường bất động sản “đóng băng” khiến ngân hàng khó khăn trong việc thu hồi nợ, Big4 ngân hàng đã đẩy mạnh rao bán tài sản thế chấp của các doanh nghiệp để sớm thu hồi nợ.
Nợ xấu nhiều ngân hàng tăng mạnh, có những ngân hàng vượt 5%; tiền gửi vào ngân hàng trong tháng 6 tăng trưởng kỷ lục kể từ đầu năm trong khi đó tỷ giá USD/VND từ nay đến cuối năm có thể chạm ngưỡng 24.500 đồng. Đó là những thông tin ngân hàng đáng chú ý tuần qua.
6 tháng đầu năm 2023, hầu hết nợ xấu tại các ngân hàng đều có chiều hướng tăng lên, song hoạt động phát mại tài sản không còn thuận lợi như trước do thị trường bất động sản đóng băng, trong khi tài sản thế chấp tại các ngân hàng chủ yếu là biệt thự, “sổ đỏ”, nhà máy…
Báo cáo tài chính quý II/2023 của Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á (Nam A Bank) thể hiện những gam màu đối lập trong tổng thể bức tranh kinh doanh. D ư nợ xấu đã tăng vọt lên 80,7% (gấp 1,8 lần) so với đầu kỳ; sở hữu khoản nợ xấu hơn 1.670,3 tỷ đồng tại Công ty VAMC và ‘sạch’ nợ xấu bằng cách tăng cường trích lập dự phòng,…
Trong 29 nhà băng đã công bố báo cáo tài chính, chỉ có hai ngân hàng ghi nhận nợ xấu giảm đi vào cuối quý II/2023 so với thời điểm đầu năm. Nhiều ngân hàng ghi nhận nợ xấu tăng trưởng ở mức hai con số.
Đầu tháng 7 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã điều chỉnh tăng hầu như toàn bộ các chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2023 cho các tổ chức tín dụng với mức giao toàn hệ thống khoảng 14% giao cho tất cả các tổ chức tín dụng. Thanh khoản hiện nay của các tổ chức tín dụng rất dồi dào.
Ngành ngân hàng đã lộ diện Top 10 nhà băng đứng đầu về lợi nhuận trong nửa đầu năm 2023. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu gia tăng của các ngân hàng này cũng báo động tình hình khó khăn chung của hệ thống.
Tăng trưởng tín dụng đang ở mức thấp nhất trong vòng 13 năm. Đây là thời điểm nhiều ý kiến đặt lại vấn đề cần bỏ hạn mức tín dụng (“room” tín dụng). Tuy nhiên, ở phía ngược lại, không ít quan điểm vẫn đánh giá cao công cụ này, cho rằng việc duy trì room vẫn có những giá trị riêng và việc dỡ bỏ cần có lộ trình.
Theo nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính trị thế giới – ông Võ Đại Lược, ngành ngân hàng của Việt Nam đang đối mặt vấn đề lớn là nợ xấu. Nhiều ngân hàng đã gia tăng bán đấu giá các khoản nợ để thu hồi.
Nhiều tài sản “khủng” lên tới hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng là tài sản đảo bảo của các khoản nợ được các ngân hàng rao bán nhiều lần vẫn ế. Nợ xấu tại các ngân hàng có xu hướng tăng mạnh và đáng lo ngại.
Theo Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, đến nay không còn trưởng hợp sở hữu chéo trong hồ sơ, sổ sách. Tuy nhiên thực tế còn nhiều điểm phức tạp, có trường hợp nhờ người đứng tên hộ.
Để xử lý nợ xấu, nhiều ngân hàng tích cực rao bán tài sản đảm bảo từ xe sang, biệt thự đến phân bón nhằm thu hồi nợ. Không ít xe sang dù hạ giá hàng tỷ đồng vẫn khó thanh lý.
Theo Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA), nhân viên thu hồi nợ của công ty tài chính bị ảnh hưởng tâm lý về việc bị đe dọa ngược từ khách hàng, hoang mang, lo lắng vì nhiều thông tin trái chiều.
Việt Nam hiện nay vẫn nằm ở vạch xuất phát trong việc mở cửa thị trường mua bán nợ xấu; chưa có một giao dịch mua bán nợ xấu nào đúng nghĩa thị trường mà chủ yếu là mua bán trên bảng cân đối kế toán giữa các ngân hàng và VAMC. Thị trường mua bán nợ chưa thực sự mở cửa cho các nhà đầu tư tham gia thị trường.
Theo Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng (VNBA), một số doanh nghiệp cho biết họ đã hết nguồn lực, điều này dẫn đến ngân hàng gặp khó khi thu hồi các khoản nợ. Tỷ lệ nợ xấu thời gian tới sẽ tiếp tục tăng.