QC 1
Thứ 3, ngày 23/04/2024 | Hotline: 0889.066.066

Tỷ lệ cho vay trung – dài hạn có thể sẽ rút xuống còn 25%

Thị trường bất động sản hai tháng đầu năm 2019 ít nhiều đã bị ảnh hưởng sau động thái siết tín dụng của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Tuy nhiên, TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, tỷ lệ cho vay trung và dài hạn có thể sẽ được rút từ 40 – 45% hiện nay xuống còn khoảng 30%, thậm chí 25% khi kinh tế ổn định.  

Trong xu thế nguồn cung thị trường bất động sản nhà ở đã phát triển tương đối ổn định, nhiều doanh nghiệp đã hướng sang thị trường bất động sản, du lịch, công nghiệp và văn phòng cho thuê.

Tỷ lệ cho vay trung – dài hạn có thể sẽ rút xuống còn 25%. Ảnh minh họa

Nhiều chuyên gia đánh giá đây là mảng bất động sản thị trường sẽ rất cần trong thời gian tới, nhất là trong tiến trình hội nhập với các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, nhiều tập đoàn nước ngoài sẽ vào Việt Nam đầu tư.

Tuy nhiên, ông Hiếu cho rằng thế giới đang có những dấu hiệu khủng hoảng, trong đó cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung đang có những diễn biến căng thẳng. Hai bên liên tục trả đũa nhau bằng việc áp thuế. Khi thế giới có khủng hoảng thì một số sản phẩm sẽ bị ảnh hưởng, trong đó có du lịch.

Vì vậy, theo ông, bất động sản nghỉ dưỡng là phân khúc có rủi ro trong tình hình thế giới thực sự có nhiều biến động, dù cho nửa năm qua thị trường này vẫn đang phát triển khá tốt.

Vị chuyên gia này khuyến cáo các nhà đầu tư rằng, trong khủng hoảng của thế giới thì vĩ mô Việt Nam ổn định. Việt Nam có độ trễ so với tình hình thế giới, độ trễ này có thể từ 6 tháng đến 1 năm.

Theo ông Hiếu, trong khoảng 5 – 10 năm nữa, Việt Nam nên đưa tỷ lệ này xuống 30% hoặc thậm chí 25% khi kinh tế ổn định.

Trong động thái siết tín dụng vào bất động sản, NHNN cũng đề xuất tăng hệ số rủi ro cho vay mua nhà lên 150% cho các gói vay trên 3 tỉ đồng. Vì những món vay này lớn, rủi ro cao hơn.

Theo Văn Khương/Thời báo chứng khoán