QC 1
Thứ 5, ngày 28/03/2024 | Hotline: 0889.066.066

Vì sao Nga bất hợp tác với Mỹ về dầu mỏ của Syria?

Lầu Năm Góc đã lập luận rằng quân đội Mỹ sẽ ở lại Cộng hòa Ả Rập để bảo vệ các cơ sở dầu mỏ khỏi tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, nhưng Moscow khẳng định điều này phải do Chính phủ Syria kiểm soát.

Hiện có đến 800 quân Mỹ vẫn còn ở lại chiến trường Syria để bảo vệ các mỏ dầu ở quốc gia Trung Đông.

Mỹ “nói một đằng, làm một nẻo” ở Syria

Chính quyền Tổng thống Donald Trump vẫn đang gia tăng sự hiện diện quân sự tại Syria mặc dù thông báo đã đạt được mục tiêu tiêu diệt được khủng bố IS, động thái khiến một số quốc gia, bao gồm cả chính Syria, chỉ trích là bất hợp pháp.Lầu Năm Góc đã lập luận rằng sẽ duy trì lực lượng quân đội tại nước Cộng hòa Ả Rập để bảo vệ các cơ sở dầu mỏ an toàn, không rơi vào tay lực lượng IS, song Moscow khẳng định việc này nên được thực hiện bởi chính phủ Syria.

Trên thực tế, hoạt động rút quân khỏi Syria của Mỹ dường như đã bị hoãn lại khi các nguồn tin trong Lầu Năm Góc mới đây tiết lộ, có đến 800 quân Mỹ vẫn còn ở lại chiến trường Syria để “bảo vệ” các mỏ dầu ở quốc gia Trung Đông.Trước đó, hồi đầu tháng 10, Tổng thống Donald Trump tuyên bố rút toàn bộ lực lượng binh sĩ đóng quân tại Syria “về nước”, nhưng theo các báo cáo mới nhất, quân đội Mỹ vẫn duy trì số lượng lớn ở một số khu vực của Syria do lực lượng dân quân người Kurd kiểm soát.

Phát biểu với các phóng viên tại Nhà Trắng hôm 2/11, Tổng thống Trumptuyên bố rằng mặc dù chính quyền Mỹ muốn đưa quân đội về nước, song Washington vẫn sẽ duy trì một số lực lượng binh sĩ tại Syria. “Chúng tôi muốn đưa những người lính của mình về nhà. Nhưng chúng tôi vẫn phải giữ lại một số binh sĩ tại Syria để đảm bảo an toàn cho các mỏ dầu. Tôi thích dầu mỏ và chúng tôi cần phải giữ nguồn tài nguyên này” – ông Trump cho hay.

Hãng tin AP trích dẫn phát biểu từ các quan chức Mỹ giấu tên cho biết danh, Nhà Trắng và Lầu Năm Góc đã quyết định giữ lại khoảng 800 binh sĩ  tại Cộng hòa Ả Rập để bảo vệ các mỏ dầu mà chính quyền Damascus chưa nắm được quyền kiểm soát.Trước đó, hãng thông tấn Thổ Nhĩ Kỳ Anadolu đưa tin quân đội Mỹ đã chuyển thiết bị xây dựng, binh lính và vũ khí hạng nặng cho tỉnh Deir ez-Zor để xây dựng hai căn cứ quân sự mới ở đó. Theo Anadolu, quân đội Mỹ đang xây dựng 2 căn cứ mới ở tỉnh Deir ez-Zor giàu dầu mỏ, Đông Bắc Syria. Tổng thống Trump trước đó cho biết một nhóm binh sĩ Mỹ sẽ đảm bảo an ninh của các mỏ dầu tại miền Đông Syria.

Lực lượng quân sự Mỹ sẽ chiếm đóng một khu vực giàu dầu mỏ rộng lớn trải dài 150km từ Deir ez-Zor đến al-Hasakah, chính quyền của Tổng thống Trump thông báo hôm 6/11. Có tất cả khoảng 800 binh sĩ sẽ đóng lại ở Syria. Trong số này có 600 binh sĩ đóng ở các khu vực đông bắc đang nằm trong quyền kiểm soát của lực lượng ngưởi Kurd trong khi 200 binh sĩ hiện đang làm nhiệm vụ bảo vệ al-Tanf ở phía nam, các quan chức giấu tên trong chính quyền Mỹ tiết lộ.Các quan chức Nhà Trắng không tiết lộ với hãng tin AP rằng “việc bảo vệ” các mỏ dầu Syria của Mỹ sẽ kéo dài trong bao lâu, hoặc thời điểm nào các lực lượng quân đội Mỹ sẽ được rút, theo lời hứa trước đó của ông Trump. Cả Lầu Năm Góc và Nhà Trắng hiện chưa đưa ra bình luận về báo cáo của AP.

Nga bất hợp tác với Mỹ về dầu mỏ của Syria

Nga sẽ không bắt tay hợp tác với Mỹ trong vấn đề khai thác dầu an toàn ở Syria. Điều này đã được tuyên bố bởi Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Vershinin, theo báo cáo của Interfax”Chúng tôi sẽ không hợp tác với người Mỹ về vấn đề dầu mỏ ở Syria”, Thứ trưởng Vershinin đã trả lời các nhà báo khi được yêu cầu bình luận về việc Tổng thống Trump mở rộng sự hiện diện của quân đội Mỹ tại các mỏ dầu ở Syria với mục đích đảm bảo an toàn cho chúng khỏi lực lượng IS. Theo ông Vershinin, những hành động như vậy là “không thể chấp nhận được” và trái với luật pháp quốc tế.

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Vershinin.

“Dầu Syria là tài sản quốc gia của tất cả người Syria. Nga tin rằng người Syria nên kiểm soát tài nguyên thiên nhiên của chính họ, bao gồm cả dầu mỏ”, Thứ trưởng Vershinin nhấn mạnh.Trước đó, Bộ Quốc phòng Nga đã cáo buộc quân đội Mỹ đã hỗ trợ các hoạt động buôn lậu dầu ra khỏi Syria khi công bố ảnh vệ tinh của các mỏ dầu của Damascus do Mỹ kiểm soát là bằng chứng.

Trước đó, hôm 6/11, người đứng đầu Ủy ban Đối ngoại Liên bang, Konstantin Kosachev, nói rằng việc triển khai các căn cứ quân sự mới của Mỹ ở Syria có thể dẫn đến những rủi ro mới về các cuộc tấn công nhằm vào các cuộc tuần tra của Nga và Syria trong khu vực.Các chuyên gia cũng chỉ ra một số vấn đề rắc rối về mặt pháp lý khi Lầu Năm Góc và quân đội Mỹ sẽ đối mặt nếu họ tìm cách “chiếm giữ” các mỏ dầu của Syria.

Trên thực tế, chính phủ Syria không yêu cầu quân đội Mỹ giúp đỡ và Washington cũng không được ủy quyền của Liên Hợp quốc để triển khai quân đội của họ tại Damasus, điều này có nghĩa quân đội Mỹ ở lại Syria là bất hợp pháp.Một vấn đề pháp lý khác được các chuyên gia đưa ra là chưa có cơ sở rõ ràng về việc quân đội Mỹ sẽ được triển khai như thế nào khi các lực lượng chính phủ Syria hoặc Nga giành quyền kiểm soát các mỏ dầu tại nước Cộng hòa Ả Rập.

Theo Nguyễn Phương/Kinh tế & đô thị

Xem bài gốc