QC 1
Thứ 5, ngày 28/03/2024 | Hotline: 0889.066.066

Xu hướng đầu tư trái phiếu doanh nghiệp năm 2023

So với tiềm năng và tương quan thị trường trong khu vực thì quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) của Việt Nam còn khá khiêm tốn. Hiện dư nợ của thị trường TPDN ở mức trên 15% GDP.

Thịtrường trái phiếu doanh nghiệp đầu năm 2023

Theo các chuyên gia, trái phiếu là kênh huy động vốn trung, dài hạn hiệu quả của doanh nghiệp, đồng thời cũng là lựa chọn quen thuộc của nhiều nhà đầu tư nhờ lãi suất hấp dẫn. Tuy vậy, thời gian gần đây nhiều vụ việc sai phạm liên quan đến hoạt động phát hành, sử dụng nguồn vốn trái phiếu ở một số doanh nghiệp đã bị cơ quan chức năng phát hiện, xử lý gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường. Từ đó khiến các nhà đầu tư có xu hướng dè chừng đối với trái phiếu doanh nghiệp (TPDN), nhiều trái chủ thậm chí nghi ngại và thoát dần khỏi kênh đầu tư này dù sở hữu trái phiếu có “lý lịch” trong sạch và minh bạch.

Xu hướng đầu tư trái phiếu doanh nghiệp năm 2023 - Ảnh 1
Doanh nghiệp bán lẻ dòng tiền vẫn vững mạnh.

Thống kê ghi nhận sự ảm đạm trong tháng 1/2023, duy nhất một lô trái phiếu phát hành riêng lẻ từ một đơn vị đầu ngành nền móng cọc xây dựng, với giá trị 110 tỷ đồng, chưa đạt 1% so với cùng kỳ. Tháng 2/2023, chỉ có hai đơn vị phát hành trái phiếu doanh nghiệp với tổng giá trị 2.000 tỷ đồng, trong đó, Công ty cổ phần Tập đoàn Masan phát hành ra công chúng 1.500 tỷ đồng với lãi suất 9,5%/năm với kỳ hạn 5 năm.

Theo VCBS, năm 2023 vẫn là giai đoạn đẩy mạnh các hoạt động tái cấu trúc, sắp xếp lại các tài sản đảm bảo, thực hiện công bố thông tin hoàn thiện theo quy định của Nghị định 65. Giai đoạn này đã xuất hiện một số trái phiếu chậm trả gốc, lãi. Thị trường đặt hi vọng những giải pháp tổng thể từ phía cơ quan quản lý là chìa khóa nhằm dần tháo gỡ khó khăn, ổn định tâm lý nhà đầu tư hướng đến sự phát triển của thị trường vốn trong dài hạn.

Nhận diện trái phiếu doanh nghiệp tiềm năng để đầu tư

Thực tế, nhà đầu tư không nên đánh đồng các loại trái phiếu trên thị trường, mất niềm tin vào kênh đầu tư này khi nhiều doanh nghiệp có nền tảng tài chính tốt vẫn thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã cam kết. Các chuyên gia tài chính khuyến nghị các nhà đầu khi có ý định sinh lợi qua kênh trái phiếu cần nghiên cứu kỹ càng nhiều yếu tố để tự tin “chọn mặt gửi vàng”. Trong đó, vị thế của doanh nghiệp, uy tín của ban quản trị, lịch sử hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả là một trong những điều kiện tiên quyết để xem xét đầu tư. Doanh nghiệp phải có sự minh bạch, công bố thông tin đầy đủ, đặc biệt về tình hình tài chính, tránh hiện tượng “bong bóng” như nhiều doanh nghiệp xảy ra khủng hoảng trong thời gian qua.

Xu hướng đầu tư trái phiếu doanh nghiệp năm 2023 - Ảnh 2
Kinh doanh tiêu dùng bán lẻ vẫn vẫn mạnh.

Hồ sơ tín dụng của doanh nghiệp cũng là một yếu tố quan trọng cần nghiên cứu, thể hiện qua khả năng huy động thành công nguồn vốn trong và ngoài nước, cũng như lịch sử thanh toán trái phiếu đúng hạn. Trong bối cảnh nền kinh tế đang đối mặt với nhiều khó khăn như hiện nay, nhà đầu tư nên ưu tiên rót vốn vào những doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực ít phụ thuộc vào chu kỳ của thị trường như tiêu dùng, bán lẻ, năng lượng, vận tải…

Đơn cử như Tập đoàn Masan – một trong những “ông lớn” trong ngành tiêu dùng, bán lẻ, vừa qua đã tất toán 3.000 tỷ đồng trái phiếu. Phần lớn trái phiếu của doanh nghiệp này là trái phiếu phát hành ra công chúng, được công bố thông tin rõ ràng và chấp thuận bởi các cơ quan chức năng liên quan. Doanh nghiệp này cũng vừa hoàn tất chuỗi sự kiện giới thiệu cơ hội đầu tư với gói tín dụng hợp vốn lên đến 650 triệu USD, tương đương hơn 15.000 tỉ đồng. Trước khi giải ngân khoản vay hợp vốn năm 2023, tập đoàn này có 17.147 tỷ đồng tiền và các khoản tương đương tiền (bao gồm các khoản đầu tư), cho phép tiếp tục phát triển các sáng kiến phục vụ tăng trưởng và thanh toán tất cả các khoản nợ đáo hạn trong thời gian sắp tới.

Theo Anh Thư/Kinh tế Môi trường

Nguồn: https://kinhtemoitruong.vn/xu-huong-dau-tu-trai-phieu-doanh-nghiep-nam-2023-76281.html