QC 1
Chủ nhật, ngày 19/05/2024 | Hotline: 0889.066.066

Biến động giá cổ phiếu tuần từ 16 – 20/8: Giá dầu “nhấn chìm” cổ phiếu dầu khí

Thị trường chứng khoán tuần qua điều chỉnh khá mạnh chủ yếu so sức ép từ phiên bán tháo cuối tuần đã khiến phần lớn các nhóm ngành lớn đều giảm trong đó nhóm dầu khí giảm mạnh nhất với GAS (-5,91%), PLX (-6,24%), PVD (-6,2%), BSR (-7,3%), PVD (-6,2%), PVS (-4,6%), PXS (-4,92%), PSH (-4,49%), CNG (-6,94%)… Ngược lại, nhóm cổ phiếu họ “BII” đã đồng loạt tăng trần và leo top.

Kết thúc tuần giao dịch, VN-Index giảm 27,62 điểm (-2,04%) xuống 1.329,43 điểm. Giá trị giao dịch trên HOSE tăng 18,7% lên 141.420 tỷ đồng, khối lượng tăng 14,2% lên 4.219 triệu cổ phiếu.

HNX-Index tăng 1,1 điểm (+0,32%), lên 338,06 điểm. Giá trị giao dịch trên HNX tăng 31,3% lên 25.071 tỷ đồng, khối lượng tăng 21,8% lên 971 triệu cổ phiếu.

Đáng lưu ý, ở phiên giao dịch cuối tuần ngày 20/8, giá trị giao dịch trên toàn thị trường đạt tới hơn 48.300 tỷ đồng (tương đương 2,1 tỷ USD). Đây là kỷ lục mới về thanh khoản trong một phiên của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Điểm tiêu cực của tuần giao dịch vừa qua là khối ngoại đẩy mạnh bán ròng và tác động tiêu cực đến thị trường.

Cụ thể, khối ngoại mua vào tổng cộng 161,6 triệu cổ phiếu, trị giá 8.129 tỷ đồng trong khi bán ra 267 triệu cổ phiếu, trị giá 13.535 tỷ đồng. Tổng khối lượng bán ròng ở mức 105,4 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị bán ròng là 5.406 tỷ đồng.

Trong khi đó, giao dịch của khối tự doanh công ty chứng khoán là điểm sáng trong tuần vừa qua. Theo dữ liệu của FiinPro, khối tự doanh mua vào 55,8 triệu cổ phiếu, trị giá 2.645 tỷ đồng trong khi bán ra 35 triệu cổ phiếu, trị giá 1.860 tỷ đồng.

Về diễn biến giá cổ phiếu, thị trường tuần qua điều chỉnh chủ yếu so sức ép từ phiên bán tháo cuối tuần đã khiến phần lớn các nhóm ngành lớn đều giảm trong đó nhóm dầu khí giảm mạnh nhất với GAS (-5,91%), PLX (-6,24%), PVD (-6,2%), BSR (-7,3%), PVD (-6,2%), PVS (-4,6%), PXS (-4,92%), PSH (-4,49%), CNG (-6,94%)…

Cổ phiếu PLX đã giảm điểm 7/8 phiên gần nhất

Nhóm cổ phiếu trụ cột thị trường là ngân hàng cũng nhuốm sắc đỏ, với MSB (-7,34%), CTG (-4,7%), BID (-4,8%), TCB (-3,3%), TPB (-3,85%), VPB (-1,73%), ACB (-5%), LPB (-4%), SHB (-2,1%) và tăng điểm chỉ còn VCB (+0,5%), MBB (+1%).

Trên sàn HOSE, nhóm cổ phiếu tăng mạnh nhất tuần này đáng chú ý là ở một số cổ phiếu công ty chứng khoán khi đón dòng tiền mạnh với APG, VIX, CTS và TVS.

Nhóm cổ phiếu công ty chứng khoán trở thành nhóm ngành hoạt động tốt nhất nhờ sự bùng nổ của thị trường đã đưa thanh khoản tăng vọt. Tính riêng trên HOSE, giá trị giao dịch bình quân mỗi phiên trong nửa đầu năm nay đã tăng lên 18.554 tỷ đồng, trong khi bình quân năm 2020 chỉ đạt 4.693 tỷ đồng.

Cùng với dòng tiền của các nhà đầu tư, phần vốn vay margin do các công ty chứng khoán cung cấp tăng vọt cũng mang lại tín hiệu tích cực đến với nhóm cổ phiếu này.

Kết quả kinh doanh của nhóm này cũng có sự vượt trội, với thống kê tại hơn 70 công ty chứng khoán trên thị trường, thì tổng doanh thu trong nửa đầu năm 2021 đạt khoảng 34.390 tỷ đồng, gấp 2,2 lần cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận trước thuế gấp 2,79 lần cùng kỳ, từ chưa đến 4.845 tỷ đồng đã tăng lên 13.523 tỷ đồng.

Một mã khác đáng nhắc tới là cổ phiếu ngành dược VMD, khi 10 phiên gần nhất thì có đến 9 phiên đóng cửa tăng trần, đưa giá cổ phiếu lên mức lịch sử mới tại 48.150 đồng. Tuần trước, VMD là cổ phiếu tăng mạnh nhất trên HOSE với mức tăng gần 40%.

Thông tin hỗ trợ cổ phiếu VMD đến từ ngày 4/8, khi Royal Strategics Partners đã đồng ý bán và ký hợp đồng nhập khẩu với Công ty 10 triệu liều vắc-xin COVID-19 Janssen (Johnson & Johnson’s Janssen), 5 triệu liều vắc-xin Pfizer và 10 triệu liều vắc-xin Sputnik V.

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HOSE từ 16 – 20/8

Ở chiều ngược lại, ngoài một số cổ phiếu vừa và nhỏ bị chốt lời mạnh như HAI, AMD, ITD TNT, đáng ngạc nhiên là sự có mặt của cổ phiếu lớn VHM với 4/5 phiên giảm điểm khá mạnh và các thông tin mới liên tục đến với nhà đầu tư.

Chẳng hạn như VHM đã thông báo bán xong 60 triệu cổ phiếu quỹ, thu về 6.518 tỷ đồng. Hay như việc điều chỉnh phương án trả cổ tức theo tỷ lệ 45% trong đó 15% bằng tiền mặt và 30% bằng cổ phiếu.

Bên cạnh đó là việc Tập đoàn Vingroup và tổ chức Viking Asia Holdings II PTE. LTD (Singapore) đã đăng ký bán lần lượt hơn 100 triệu cổ phiếu và 31,96 triệu cổ phiếu VHM. Giao dịch dự kiến thực hiện từ 19/8 đến 17/9 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh.

Đáng kể khác là YEG, khi cổ đông lớn là bà Trần Uyên Phương liên tiếp bán ra cổ phiếu trong các ngày 05 và 09/8 với tổng khối lượng 1,36 triệu đơn vị và giảm sở hữu tại YEG xuống còn 4,56 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 14,5%.

Trong phiên cuối tuần 20/8, YEG vẫn giảm sâu, mất 3,9% sau khi công bố kết quả kinh doanh quý II/2021 với doanh thu thuần đạt 312 tỷ đồng, tăng 73% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng lợi nhuận sau thuế lại ghi nhận âm 156 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm 2020 chỉ lỗ 3 tỷ đồng và luỹ kế 6 tháng đầu năm 2021, YEG lỗ ròng 202 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, một số cổ phiếu công ty chứng khoán cũng khởi sắc theo sóng ngành với EVS, IVS tuần này dẫn đầu mức tăng.

Trong khi đó, cổ phiếu VGS kết thúc tuần này đã có tổng cộng 10 phiên gần nhất đều tăng, với 3 phiên trong số đó tăng kịch trần, thanh khoản có sự gia tăng mạnh với khối lượng khớp lệnh trung bình đạt hơn 1,1 triệu đơn vị/phiên. Tuần trước, VGS cũng tăng mạnh +34,6%.

Trái lại, cổ phiếu PHP và KHG bị chốt lời mạnh, đặc biệt là PHP sau khi lọt vào top các cổ phiếu tăng mạnh nhất trên HNXtrong tuần trước nhờ sóng cổ phiếu vận tải, cảng biển.

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HNX từ 16 – 20/8

Trên UpCoM, cổ phiếu tân binh XMP của CTCP Thủy điện Xuân Minh chào sàn với 15 triệu cổ phiếutrong phiên giao dịch đầu tiên vào 16/8, giá tham chiếu 12.600 đồng. Mã đã tăng hết biên độ trong ba phiên đầu tuần trước khi giảm sàn trong hai phiên còn lại trong tuần. Tính trong cả tuần, XMP +54,76%.

Theo Quốc Trung/Kinh tế Chứng khoán Việt Nam

Nguồn: https://kinhtechungkhoan.vn/bien-dong-gia-co-phieu-tuan-tu-16-208-gia-dau-nhan-chim-co-phieu-dau-khi-100885.html