QC 1
Thứ 3, ngày 30/04/2024 | Hotline: 0889.066.066

Chuyên gia kinh tế: Chơi Forex – Chỉ thua, không có “đường” thắng

Với những cái bẫy tinh vi được giăng ra, mặc dù đã được cảnh báo thế nhưng rất nhiều nạn nhân đã đầu tư tiền vào forex! Đến khi không đòi được tiền, thì họ mới tìm đến cơ quan chức năng để cầu cứu.

Sử dụng nhiều thủ đoạn để lừa đảo

Hện nay xuất hiện nhiều sàn giao dịch tiền ảo, thu hút nhiều người tham gia đầu tư. Các sàn được giới thiệu là dự án với lãi suất cao, cam kết trả lợi nhuận với người chơi, chia hoa hồng cao khi lôi kéo được nhà đầu tư mới. Thời gian đầu, các sàn này sẽ để người đầu tư có lãi, kích thích nạp thêm tiền. Sau đó, chúng sẽ tư vấn để “con mồi” nạp tiền nhiều hơn rồi không cho rút tiền để chiếm đoạt.

Trước tình trạng, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) cũng đã tiến hành điều tra, triệt phá nhiều đường dây lừa đảo chiếm đoạt tài sản liên quan đến forex. Cụ thể, cuối tháng 6/2021, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) phối hợp Công an TP.Hải Phòng triệt phá sàn giao dịch Hitoption hoạt động theo mô hình quyền chọn nhị phân. Các đối tượng đã thành lập Công ty TNHH MTV Ant Group để làm “bình phong” cho hoạt động của sàn Hitoption.net; quảng bá đây là chi nhánh của Công ty TNHH Hit Holding có trụ sở tại nước Anh để thu hút người tham gia. Qua thống kê, có hơn 100.000 tài khoản được mở trên hệ thống của sàn Hitoption, với số tiền lên tới gần 7.500 tỷ đồng.

Tương tự, tháng 5/2022, sàn Xtgworld.com bị lực lượng Công an triệt phá. Kết quả điều tra xác định các đối tượng đã tư vấn, cam kết bảo toàn vốn đầu tư và lợi nhuận cho người tham gia, sử dụng giao diện tiếng Anh để giả sàn quốc tế. Để thuận lợi cho hoạt động chiếm đoạt tài sản của những người tham gia, các đối tượng tạo ra đồng tiền trung gian “XTG” để làm công cụ lôi kéo, thu hút nạn nhân bỏ tiền vào sàn này.

Giao diện sàn AxiTrader Limited.

Theo lãnh đạo Phòng 4 – Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an), tại Việt Nam hiện nay có một số sàn kinh doanh ngoại hối của nước ngoài hoạt động, như: Exness, Icmarkets… Đây là các doanh nghiệp được thành lập, cấp phép kinh doanh hoạt động ngoại hối tại nước ngoài. Với mục tiêu mở rộng thị trường, các sàn này tuyển mộ, thu hút một số cá nhân người Việt Nam làm môi giới viên (Introducing Broker, IB) nhằm quảng bá dịch vụ và “làm dòng tiền”. Các môi giới viên lo hướng dẫn khách hàng mở tài khoản tại sàn, hướng dẫn kiến thức cơ bản về kinh doanh Forex, hướng dẫn, hỗ trợ nạp, rút tiền… Các cá nhân môi giới có thể hoạt động độc lập hoặc xây dựng công ty “bình phong” cho hoạt động kinh doanh Forex.

Thứ hai là các cá nhân người Việt Nam tổ chức thành lập sàn Forex. Cụ thể, một số đối tượng thành lập công ty tại Việt Nam (hoạt động thông thường theo Luật Doanh nghiệp…) để làm “bình phong” cho hoạt động kinh doanh sàn Forex trái phép. Các đối tượng tuyển mộ nhân viên môi giới, thuê địa điểm hoạt động, quảng bá là sàn giao dịch ngoại hối quốc tế đã được cấp phép, nhưng trên thực tế là hoạt động vi phạm pháp luật. Bên cạnh sàn Forex, các đối tượng tổ chức hoạt động kinh doanh quyền chọn nhị phân (Binary Option, BO). Mô hình hoạt động của quyền chọn nhị phân là khách hàng lựa chọn lệnh mua (bán) một cặp tỉ giá ngoại tệ (tiền ảo, tiền mã hóa); sau một khoảng thời gian xác định, nếu tỉ giá tăng (giảm) thì khách hàng sẽ thắng và ngược lại thì mất hết số tiền cược. Mô hình này hoạt động tương tự như hình thức đánh bạc, cá độ trực tuyến.

Ngoài ra, một số sàn Forex, BO cung cấp dịch vụ ủy thác đầu tư, với lãi suất dao động khoảng 1%/ngày, tương đương khoảng 30%/tháng, cao hơn rất nhiều so với lãi suất tiền gửi tại ngân hàng. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là chiêu trò nhằm thu hút khách hàng thiếu hiểu biết nộp tiền để các đối tượng chiếm đoạt.

Pháp luật Việt Nam hiện nay chưa cho phép mở sàn giao dịch ngoại hối. Để thu hút người chơi, các đối tượng môi giới quảng cáo gian dối rằng sàn Forex có nguồn gốc từ nước ngoài, được cơ quan quản lý tiền tệ quốc tế cấp phép, độ uy tín cao, đã hoạt động nhiều năm; có hệ thống máy chủ quốc tế, có các hệ thống hỗ trợ khách hàng tham gia giao dịch nhanh chóng, chính xác, lãi suất cao, có thể lên tới 1%/ngày trên tổng số tiền đầu tư. Các đối tượng huy động nhiều tài khoản ảo trong nhóm liên tục đăng hình thắng lớn, rút tiền thành công, nhằm tạo lòng tin cho nạn nhân.

Đã vào muốn rút cũng không được

Kể lại câu chuyện của mình, chị B.T.M.L (TP.HCM) cho biết, sự việc bắt đầu khi chị tham gia các buổi học đầu tư chứng khoán trên các trang mạng xã hội. Đến khoảng tháng 6/2023, thông qua nền tảng Telegram có một người tự xưng là nhân viên của sàn AxiTrader Limited (gọi tắt AxiTrader) tiếp cận và làm quen với chị. Sau nhiều lần làm thân, người này đã hướng dẫn chị B.T.M.L mở tài khoản của sàn AxiTrader với MT4 ID 45536XX để giao dịch (hiện tài khoản telegram này đã bị xóa).

Giao diện sàn AxiTrader Limited.

Vào ngày 19/06/2023, chị B.T.M.L đã thực hiện nạp số tiền 470.000.000 VNĐ vào tài khoản ID của mình thông qua số tài khoản 117002936346, ngân hàng Công thương Việt Nam, chủ tài khoản là CONG TY CO PHAN JPAY. Số tiền này được chuyển trong 2 lần, lần 1 là 170.000.000 VNĐ , lần 2 là 300.000.000 VNĐ.

Sau khi nạp tiền thị chị bắt đầu thực hiện giao dịch trên tài khoản MT4 ID 4553677. Lúc này, tài khoản của chị phát sinh lợi nhuận khoảng 2.420.500.000 VNĐ (hai tỷ ba trăm chín mươi bảy triệu đồng).

Thấy có lời, ngày 20/06/2023, chị B.T.M.L thực hiện lệnh rút số tiền 279.600.000 VNĐ (hai trăm bảy mươi chín triệu sáu trăm nghìn đồng). Tuy nhiên, sàn AxiTrader thông báo tính năng rút tiền đang bị khóa. Sau đó, chị B.T.M.L liên hệ sàn AxiTrader để làm rõ thông tin về việc vì sao lệnh rút tiền không thực hiện được. Ngay sau khi phản ánh, có một Zalo tên Khải Trần Axi đã kết bạn với chị B.T.M.L.  Qua đó, người này tự xưng là bộ phận Support của sàn AxiTrader liên hệ với chị để xử lý vấn đề mà chị khiếu nại trước đó.

Đơn tố cáo sàn AxiTrader Limited của chị B.T.M.L

Theo đó, người sử dụng Zalo Khải Trần Axi liên tục đưa ra các lý do bất hợp lý, trì hoãn lệnh rút tiền của chị. Đến hiện tại, chị B.T.M.L vẫn chưa nhận được tiền của mình.

Chị B.T.M.L cho biết thêm, chị có tìm hiểu thì được biết người đứng đầu sàn AxiTrader có tên là Lê Anh Pha (tên thường gọi là Cubi). Ngoài ra, Lê Anh Pha còn là chủ của sàn  FXCE và chính sàn này cũng đang bị nhiều nạn nhân khác tố cáo.

Theo thông báo của Bộ Công an, thời gian gần đây tại các tỉnh, thành phố lớn trên cả nước xảy ra nhiều vụ việc phức tạp liên quan đến việc huy động tài chính đa cấp, kêu gọi đầu tư ngoại hối, vàng, chứng khoán, tiền ảo, forex… với lãi suất cao. Sau đó, các đối tượng lừa đảo chiêu dụ nhiều nhà đầu tư tiền vào các sàn do chúng lập ra. Sau khi cái bẫy đã “đầy mồi”, các đối tượng đánh sập trang web, apps… để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Để làm rõ người đứng sau sàn này là, PV đã liên hệ với một người KOs (viết tắt của từ Key Opinion Sales) từng làm việc cho sàn FXCE và được biết: Người điều hành sàn FXCE tại Việt Nam có tên là T.T và các cộng sự có tên T.T và B.N, còn ông chủ thực sự tên là L.A.P

Số người bị lừa không hề nhỏ

Chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu nói rằng, qua sự việc cơ quan chức năng liên tục triệt phá sàn giao dịch trái phép, lừa đảo vừa qua cho thấy, số người mà chơi tham gia vào các sàn giao dịch trái phép rất lớn với số tiền khổng lồ. Đáng quan ngại là nhóm đối tượng thực các giao dịch hiện nay chủ yếu hoạt động trên môi trường internet. Tất cả những giao dịch đều thực hiện trên mạng lưới điện toán toàn cầu, dễ dàng lẩn trốn, xoá dấu vết khiến cho các cơ quan chức năng khó khăn trong việc điều tra xử lý những sai phạm này.

Theo Minh Phương/Kinh tế Môi trường

Nguồn: https://kinhtemoitruong.vn/chuyen-gia-kinh-te-choi-forex-chi-thua-khong-co-duong-thang-78783.html