QC 1
Thứ 5, ngày 16/05/2024 | Hotline: 0889.066.066

Gần 6.000 tỷ đồng khoản phải thu của BCG với nhóm Vũ Tuân

Đến ngày 31/12/2022, CTCP Plus Investment, CTCP Dịch vụ Chi Thủy, CTCP Hibiscus, CTCP Đầu tư Dịch vụ Orchid, CTCP Thương mại Vũ Tuân, CTCP Đầu tư và Dịch vụ Helios – một nhóm các đơn vị liên hệ đến doanh nhân Vũ Minh Tuân, ghi nhận các khoản phải thu ngắn và dài hạn với BCG lên đến 5.582,2 tỷ đồng.

Theo BCTC quý IV/2022 của CTCP Tập đoàn Bamboo Capital (HoSE: BCG), doanh thu công ty trong kỳ cuối năm 2022 đạt 1.221 tỷ đồng, tăng mạnh 78% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, giá vốn hàng bán tăng mạnh dẫn đến lãi gộp BCG chỉ còn 131 tỷ đồng, giảm gần 40%.

Không những thế, đồng loạt các chi phí tăng mạnh đã đẩy BCG lỗ sau thuế 339 tỷ đồng, trong khi quý IV/2021 ghi nhận lãi ròng 271 tỷ đồng.

Phía BCG cho biết việc doanh nghiệp thua lỗ là do tình hình kinh tế vĩ mô có nhiều biến động, giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thấp đã tác động tiêu cực đến các mảng kinh doanh. Bên cạnh đó, môi trường lãi suất cao cũng làm chi phí tài chính tăng mạnh.

Tính cả năm 2022, doanh thu thuần BCG đạt 4.532 tỷ đồng, tăng trưởng 75%; lãi ròng 546 tỷ đồng, giảm 45%. So với các kế hoạch kinh doanh đề ra bởi ĐHĐCĐ thường niên năm 2022, BCG mới đạt 62% kế hoạch doanh thu và chỉ gần 25% chỉ tiêu lợi nhuận.

Dù vậy, điểm nổi bật trên BCTC hợp nhất quý IV/2022 của BCG là các khoản phải thu ngắn/dài hạn tại ngày 31/12/2022 lên đến hơn 24.000 tỷ đồng, chiếm hơn một nửa tổng tài sản BCG.

Thống kê cho thấy, BCG ghi nhận nhiều khoản trả trước, phải thu ngắn/dài hạn với nhóm doanh nghiệp “họ” Vũ Tuân và một số thành viên có các hợp tác với thành viên của chính BCG.

Theo đó, BCG ghi nhận 602,4 tỷ đồng phải thu với CTCP Đầu tư Dịch vụ VHM (gồm phải thu ngắn hạn khách hàng và trả trước cho người bán ngắn hạn). Đây là doanh nghiệp có trụ sở nằm tại tầng 3, số 4 Nguyễn Đình Chiểu, phường Đa Kao, quận 1, TP.HCM. Hồi giữa năm 2022, VHM đã ký kết hợp đồng cung ứng vật tư với CTCP Đầu tư Phát triển Công nghiệp và Vận tải (Tracodi – HoSE: TCD), công ty con của BCG.

Một doanh nghiệp khác cùng trụ sở VHM là CTCP Đầu tư NNT trong năm 2022 cũng phát sinh giao dịch trả trước cho người bán ngắn hạn với BCT với tổng giá trị 588 tỷ đồng. Theo tìm hiểu, NNT giữa năm 2022 cũng ký Hợp đồng cung ứng vật tư với chính TCD.

Không những thế, phải kể đến giao dịch phải thu giữa BCG với CTCP Artemis Investment (1.511 tỷ đồng). Theo tìm hiểu, Artemis Investment có khoản hợp tác kinh doanh với CTCP Đầu Tư Thương Mại Dịch Vụ Gia Khang (đầu năm 2022) – công ty con BCG. Không những thế, Artemis Investment từng có Người đại diện theo pháp luật/Tổng Giám đốc là bà Huỳnh Thị Kim Tuyến (SN 1966) – bà từng là Thành viên Ban Kiểm soát TCD (bà đã bị miễn nhiệm vào ngày 14/4/2022 thông qua ĐHĐCĐ thường niên năm 2022).  

Đáng chú ý, CTCP Plus InvestmentCTCP Dịch vụ Chi Thủy, CTCP HibiscusCTCP Đầu tư Dịch vụ OrchidCTCP Thương mại Vũ TuânCTCP Đầu tư và Dịch vụ Helios – một nhóm các đơn vị liên hệ đến doanh nhân Vũ Minh Tuân, ghi nhận các khoản phải thu ngắn và dài hạn với BCG tại ngày 31/12/2022 lên đến 5.582,2 tỷ đồng.

Theo tìm hiểu, ông từng tham gia đợt chào bán 148,7 triệu cổ phiếu mà BCG hoàn tất vào tháng 1/2022. Ngoài ra, ông cũng từng nắm 10.000 trái phiếu do BCG phát hành.

Bên cạnh đó, ông Tuân còn là Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) CTCP Daffodils (Daffodils) – doanh nghiệp hồi cuối năm 2021 có khoản hợp đồng hợp tác kinh doanh với CTCP Du lịch Casa Marina Resort (công ty con BCG) tổng giá trị 350 tỷ đồng. Lợi nhuận thu được sẽ phân chia theo hiệu quả dự án và khoản lợi tức cụ thể trong từng giai đoạn.

Theo tìm hiểu, tiền thân của Daffodils là CTCP Năng lượng BCG – Nam Việt (thành lập vào tháng 8/2016), với các cổ đông sáng lập gồm CTCP Năng lượng xanh Nam Việt (45%), BCG (30%) và TCD (25%).

Trước ông Tuân, ông Lê Mai Long (SN 1978) là Chủ tịch HĐQT Daffodils. Ông Lê Mai Long được biết đến là anh trai của bà Lê Thị Mai Loan (SN 1982) – cựu Thành viên Ban Kiểm soát BCG (từ nhiệm vào năm 2018), bà hiện cũng là Người đại diện theo pháp luật CTCP BCG Land GatewayCTCP Đầu tư Thương mại Dịch vụ Gia Khang.

Về phía Vũ Tuân, ngoài CEO Vũ Anh Tuân, doanh nghiệp này còn có hai cổ đông sáng lập khác, là các bà Lê Thị Thanh Thuỷ và Vũ Phương Chi (người thân của ông Tuân).

Trong đó, bà Vũ Phương Chi tính đến tháng 12/2019 là Chủ tịch HĐQT CTCP Plus Investment. Ngoài ra, bà còn từng là CEO kiêm Người đại diện theo pháp luật Dịch vụ Chi Thủy. Không những thế, bà còn nắm 10% vốn tại Hibiscus (tính đến tháng 4/2017).

Bà Phạm Thị Ngọc Thanh – một cổ đông khác nắm 10% vốn ở Hibiscus, cũng nắm 0,5% vốn cổ phần CTCP Đầu tư Dịch vụ Orchid.

Như đã đề cập, các pháp nhân kể trên đều phát sinh khoản phải thu với BCG theo BCTC quý IV/2022.

CTCP Hibiscus (Vũ Phương Chi, Phạm Thị Ngọc Thanh cổ đông), CTCP Đầu tư Dịch vụ Orchid (Phạm Thị Ngọc Thanh cổ đông), CTCP Thương mại Vũ Tuân, CTCP Đầu tư và Dịch vụ Helios – một nhóm các đơn vị liên hệ đến doanh nhân Vũ Minh Tuân, ghi nhận các khoản phải thu ngắn và dài hạn với BCG tại ngày 31/12/2022 lên đến 5.582,2 tỷ đồng.

Vũ Tuân

CTCP Plus Investment (330,3 tỷ đồng) Trong khi đó, Plus Investment ký với Tracodi hợp đồng cung ứng vật tư số 23 vào ngày 6/12/2021. Ngoài ra, Plus Investment cũng sở hữu 450 trái phiếu do CTCP Đầu Tư và Dịch Vụ Helios phát hành ngày 4/6/2019.

(Nhóm Vũ Tuân?) CTCP Dịch vụ Chi Thủy (906 tỷ đồng)

Tính đến tháng 4/2017 có cơ cấu cổ đông gồm: Trần Thị Tường Vân (10%), Lê Thị Thanh Thủy (10%) và Vũ Phương Chi (80%). Vũ Phương Chi cùng nhà Vũ Anh Tuân – DN có nhiều DN cũng có các khoản phải thu với BCG; Lê Thị Thanh Thủy nắm 10 trái phiếu do BCG phát hành

(Nhóm Vũ Tuân?)  CTCP Hibiscus (180,2 tỷ đồng)

CTCP Thắng Phương (477,6 tỷ đồng) – có Người đại diện theo pháp luật với White Magnolia.

CTCP Năng lượng Dương Phong (654,6 tỷ đồng)

Phải thu dài hạn khác

(Nhóm Vũ Tuân?) CTCP Plus Investment (1.390 tỷ đồng) – Vũ Phương Chi

( Eximbank) CTCP White Magnolia (830 tỷ đồng) – có Người đại diện theo pháp luật với Thắng Phương.

(Nhóm Vũ Tuân?) CTCP Hibiscus (406 tỷ đồng)

(Nhóm Vũ Tuân?) CTCP Artemis Investment (400 tỷ đồng)

(Nhóm Vũ Tuân?) CTCP Đầu tư Dịch vụ Orchid (1.278 tỷ đồng)

(Nhóm Vũ Tuân?) CTCP Dịch vụ Chi Thủy (679 tỷ đồng) – Vũ Phương Chi từng là đại diện, Tổng giám đốc

(Nhóm Vũ Tuân?) CTCP Thương mại Vũ Tuân (116,1 tỷ đồng).

Theo Trần Đỗ/Doanh nghiệp và Thương hiệu Nông thôn

Nguồn: https://doanhnghiepthuonghieu.vn/gan-6-000-ty-dong-khoan-phai-thu-cua-bcg-voi-nhom-vu-tuan-p44529.html