QC 1
Thứ 3, ngày 30/04/2024 | Hotline: 0889.066.066

Ghi nhận thêm 15.707 ca mắc mới, phân bổ 450.000 liều thuốc Molnupiravir

Bộ Y tế cho biết, từ 16 giờ ngày 21/1 đến 16 giờ ngày 22/1, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 15.707 ca mắc mới, trong đó 49 ca nhập cảnh và 15.658 ca ghi nhận trong nước (giảm 243 ca so với ngày trước đó) tại 61 tỉnh, thành phố; có 10.986 ca trong cộng đồng.

Trong nhiều ngày qua, Hà Nội liên tục là địa phương ghi nhận số ca mắc cao nhất nước với 2.945 ca, tiếp đó là Đà Nẵng (973 ca), Hải Phòng (745 ca), Hưng Yên (693 ca), Bến Tre (555 ca), Bình Phước (498 ca), Quảng Ngãi (461 ca), Thanh Hóa (443 ca), Bắc Ninh (386 ca), Bình Định (347 ca), Quảng Ninh (338 ca), Đắk Lắk (332 ca), Hải Dương (324 ca), Quảng Nam (319 ca), Vĩnh Phúc (315 ca), Khánh Hòa (305 ca), Thái Nguyên (298 ca), Bắc Giang (286 ca), Thừa Thiên Huế (279 ca), Hòa Bình (265 ca), Nam Định (256 ca), Lâm Đồng (242 ca), Cà Mau (231 ca), Nghệ An (223 ca), Vĩnh Long (220 ca), Thành phố Hồ Chí Minh (214 ca), Thái Bình (183 ca), Đắk Nông, Phú Thọ (mỗi địa phương 177 ca), Tây Ninh (174 ca), Trà Vinh (165 ca), Ninh Bình (158 ca), Quảng Trị (144 ca), Lạng Sơn (138 ca), Hà Nam (120 ca), Kiên Giang (115 ca), Lào Cai (112 ca), Yên Bái (109 ca), Bạc Liêu (108 ca), Bình Thuận (103 ca), Bà Rịa – Vũng Tàu (99 ca), Sơn La (98 ca), Gia Lai (90 ca), Hà Giang (88 ca), Quảng Bình (72 ca), Đồng Tháp (70 ca), Hậu Giang (69 ca), Tuyên Quang (66 ca), Điện Biên (64 ca), Đồng Nai (56 ca), Bình Dương (52 ca), Long An (50 ca), An Giang (44 ca), Cần Thơ (42 ca), Sóc Trăng, Cao Bằng (mỗi địa phương 40 ca), Tiền Giang (38 ca), Ninh Thuận (36 ca), Lai Châu (31 ca), Phú Yên (22 ca), Bắc Kạn (15 ca).

Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 135 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron tại Thành phố Hồ Chí Minh (68 ca), Quảng Nam (27 ca), Hà Nội (14 ca), Khánh Hòa (11 ca), Đà Nẵng (8 ca), Thanh Hóa, Quảng Ninh (mỗi địa phương 2 ca), Hải Dương, Hải Phòng, Long An (mỗi địa phương 1 ca).

Các địa phương ghi nhận số ca mắc giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Cà Mau (88 ca), Trà Vinh (75 ca), Bình Định (73 ca).

Các địa phương ghi nhận số ca mắc tăng cao nhất so với ngày trước đó: Hà Nội (140 ca), Quảng Trị (88 ca), Đắk Nông (76 ca).

Trung bình số ca mắc mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 16.123 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 2.126.444 ca mắc, đứng thứ 28/224 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca mắc/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 143/224 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 21.545 ca mắc).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca mắc mới ghi nhận trong nước là 2.119.854 ca, trong đó có 1.797.875 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Thành phố Hồ Chí Minh (512.636 ca), Bình Dương (292.452 ca), Hà Nội (105.660 ca), Đồng Nai (99.637 ca), Tây Ninh (86.964 ca).

Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày là 3.512 ca, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 1.800.692 ca.

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.680 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ 3.250 ca; thở ô xy dòng cao HFNC 673 ca; thở máy không xâm lấn 132 ca; thở máy xâm lấn 604 ca; ECMO 21 ca.

Ngày 22/1 ghi nhận 153 ca tử vong; tại Thành phố Hồ Chí Minh có 10 ca, trong đó có 2 ca từ Long An, Tiền Giang chuyển đến (mỗi địa phương 1 ca).

Tại các tỉnh, thành phố khác: Hà Nội (16 ca), Vĩnh Long (12 ca), Tiền Giang (11 ca), Đồng Nai (10 ca), Đồng Tháp (9 ca), Thừa Thiên Huế, Sóc Trăng (mỗi địa phương 8 ca), Cần Thơ (7 ca), Trà Vinh, Kiên Giang (mỗi địa phương 6 ca), An Giang, Hậu Giang (mỗi địa phương 5 ca), Tây Ninh, Bạc Liêu, Cà Mau, Khánh Hoà (mỗi địa phương 4 ca), Bình Phước, Bến Tre (mỗi địa phương 3 ca), Bắc Ninh, Nam Định, Lâm Đồng, Bình Thuận, Quảng Nam, Bình Định (mỗi địa phương 2 ca), Bắc Kạn, Phú Thọ, Ninh Thuận, Thanh Hoá, Đà Nẵng, Bình Dương (mỗi địa phương 1 ca).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 159 ca.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 36.596 ca, chiếm 1,7% so với tổng số ca mắc.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 25/224 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 128/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 24/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Từ 27/4/2021 đến nay đã xét nghiệm được 31.822.661 mẫu tương đương 76.708.909 lượt người.

Trong ngày 21/1 có 1.267.425 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 174.965.411 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 78.843.924 liều, tiêm mũi 2 là 73.764.594 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 liều cơ bản) là 22.356.893 liều.

Bộ Y tế cho biết, ính đến ngày 21/1, đã phân bổ khoảng 450.000 liều thuốc Molnupiravir phục vụ điều trị bệnh nhân COVID-19 thể nhẹ tại 53 địa phương.

Trước đó, vào tháng 8/2021, trước tình hình dịch COVID-19 bùng phát và diễn biến phức tạp tại Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố phía Nam, trên cơ sở kết quả những nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng thuốc Molnupiravir cho thấy tính an toàn và hiệu quả của thuốc, Bộ Y tế đã chỉ đạo các đơn vị nghiên cứu (Bệnh viện Phổi Trung ương, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh) phối hợp với các Sở Y tế để triển khai Chương trình thí điểm điều trị có kiểm soát thuốc Molnupiravir cho các trường hợp mắc COVID-19 thể nhẹ.

Việc triển khai Chương trình thí điểm điều trị có kiểm soát thuốc Molnupiravir cho các trường hợp mắc COVID-19 thể nhẹ tuân thủ đề cương nghiên cứu khoa học, chặt chẽ đã được Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học Quốc gia thẩm định, chấp thuận và được Bộ Y tế phê duyệt.

Các tiêu chí tuyển chọn được tiến hành theo đề cương nghiên cứu tuân thủ các tiêu chí lựa chọn và loại trừ bệnh nhân trong các thử nghiệm lâm sàng trong giai đoạn nghiên cứu phát triển thuốc trong đó tiêu chuẩn lựa chọn bao gồm đối tượng phải trên 18 tuổi, có SpO2≥ 94%, có thể dùng thuốc bằng đường uống…

Tiêu chuẩn loại trừ bao gồm người bệnh quá mẫn hoặc chống chỉ định với thuốc, tiền sử mắc virus viêm gan B hoặc C kèm xơ gan, bệnh gan giai đoạn cuối, ung thư biểu mô tế bào gan, tiền sử viêm tụy cấp, viêm tụy mạn, tổn thương thận cấp hoặc suy thận nặng, phụ nữ có thai, đang cho con bú…

Thuốc cũng đã được đưa vào Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành tại Quyết định số 4689/QĐ-BYT ngày 6/10/2021, sử dụng trong phạm vi nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng theo đề cương nghiên cứu đã được Bộ Y tế phê duyệt. Các kết quả báo cáo giữa kỳ của chương trình tại 22 tỉnh, thành phố cho thấy thuốc Molnupiravir có tính an toàn cao, dung nạp tốt, hiệu quả rõ rệt về giảm tải lượng virus, giảm lây lan, giảm chuyển nặng, rút ngắn thời gian điều trị với tỷ lệ bệnh nhân…

Ngày 22/1, Bộ Y tế có công văn khẩn số 370/BYT-DP gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc xin ý kiến dự thảo sửa đổi Quyết định số 4800/QĐ-BYT của Bộ Y tế.

Bộ Y tế tiếp tục chỉ đạo các địa phương tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc COVID-19 tại cộng đồng, các trường hợp có biểu hiện ho, sốt để kịp thời khoanh vùng, cách ly, xử lý triệt để ổ dịch không để lây lan, bùng phát rộng; đồng thời triển khai tốt các hoạt động y tế, tránh lây nhiễm chéo trong cách ly, khu phong tỏa.

Theo PV/Ngày Nay

Nguồn: https://ngaynay.vn/ghi-nhan-them-15-707-ca-mac-moi-phan-bo-450-000-lieu-thuoc-molnupiravir-post117354.html