QC 1
Thứ 6, ngày 03/05/2024 | Hotline: 0889.066.066

Metaverse đe dọa sự tồn tại của ngành truyền hình

Các chuyên gia truyền thông cảnh báo ngành truyền hình sẽ cần phải thích ứng triệt để với thế giới giải trí trực tuyến đang phát triển nhanh chóng nếu họ hy vọng bám trụ được với các loại hình mới.

Các đài truyền hình hiện đang phải chơi đuổi bắt với những “gã khổng lồ” trò chơi trực tuyến trong cuộc chiến giành sự chú ý của khán giả trẻ và tiền quảng cáo trong giai đoạn sơ khởi của “metaverse” – một thuật ngữ bao gồm hệ sinh thái đang phát triển của thế giới trực tuyến tương tác, nơi thu hút hàng triệu người tham gia thế giới thực tế ảo.

Theo công ty Statista, trong khi người dùng lớn tuổi vẫn tiếp tục theo dõi truyền hình truyền thống, thì lượng người xem ở độ tuổi dưới 35 đã giảm một nửa trong một thập kỷ qua và sẽ giảm mạnh khi metaverse phát triển.

“Những người trẻ tuổi đã phát triển từ những người xem TV thụ động thành những người chơi tích cực và họ đã chuyển từ màn hình TV sang điện thoại thông minh”, Frederic Cavazza, đồng sáng lập của Sysk, một công ty chuyên về chuyển đổi kỹ thuật số của Pháp, chỉ ra. “Các kênh truyền hình sẽ dần chết đi.”

Để tiếp cận những người trẻ tuổi, các đài truyền hình sẽ phải cạnh tranh với các nền tảng trò chơi trực tuyến như Roblox, Fortnite và Minecraft – được coi là tiền thân của metaverse, và đang thiết lập vị trí thống trị trong lĩnh vực này.

Theo công ty nghiên cứu truyền thông Dubit, một nửa trong số trẻ 9-12 tuổi ở Mỹ từng trải nghiệm Roblox ít nhất một lần một tuần, chúng thường tìm đến nền tảng này để chơi game, xem hòa nhạc và gặp gỡ bạn bè.

Trong năm 2020, đã có 33 triệu người đã “đi xem” rapper Lil Nas X biểu diễn trên Roblox, nhiều hơn gấp 3 lần con số đã xem anh ấy trên TV tại Grammy tuần này.

Matthew Warneford, đồng sáng lập Dubit, cho biết các đài truyền hình phải lựa chọn xem họ có nên tiếp tục gắn bó với thị trường đang thu hẹp cho các chương trình truyền thống hay bắt đầu đưa các nhân vật và thương hiệu của họ vào các nền tảng metaverse.

“Nó có nghĩa là đưa người dùng vào một thế giới, biến họ thành một phần của câu chuyện, chơi cùng với bạn bè của họ, giống như cách Disneyland cho phép bạn và bạn bè của bạn ở trong thế giới của họ với chuột Mickey”, ông Warneford nói.

Các công ty truyền hình vẫn còn thời gian để thích nghi, nhưng họ sẽ phải đối mặt với thách thức lớn trong việc phục vụ ngay lập tức cho các tệp khách hàng người lớn tuổi, những người trung tuổi đang dần chuyển sang phát trực tuyến và những người trẻ tuổi muốn giải trí tương tác.

“Nếu chúng tôi muốn duy trì sự phù hợp, chúng tôi sẽ phải xác định vị trí của mình trên tất cả các cách sử dụng này”, Kati Bremme, người đứng đầu bộ phận đổi mới của France Telev Tivi cho biết.

Cô cho biết, đài truyền hình quốc gia vẫn đang trong chế độ nghiên cứu, thử thách với thực tế ảo và tăng cường để xây dựng trải nghiệm văn hóa và thể thao phong phú.

Tuy nhiên, thách thức lớn nhất có thể là vấn đề tài chính.

Cho đến nay, các hãng truyền hình vẫn không bị gián đoạn công nghệ vì doanh thu quảng cáo của họ hầu như không bị ảnh hưởng, không giống như các phương tiện truyền thống khác như báo chí.

Tuy nhiên, ông vnói rằng điều đó có thể thay đổi “nhanh hơn mọi người nhận ra”.

Trước đây, rất khó để chuyển quảng cáo truyền hình vào thế giới game bởi vì chúng được tạo ra bởi các công ty riêng lẻ. Nhưng với một lĩnh vực rộng mở như metaverse, các thương hiệu sẽ có nhiều phạm vi hơn để quảng bá bản thân và bán hàng trực tiếp cho người dùng.

Đã có nhiều nhãn thời trang và xa xỉ phẩm kiếm được hàng triệu lượt bán quần áo và phụ kiện ảo trên Roblox, Fortnite và các nền tảng metaverse khác.

“Nếu họ muốn tiếp cận những người trẻ tuổi, các công ty sẽ cân nhắc liệu họ có nên tiếp tục làm ăn với truyền hình hay họ sẽ đến nơi mà những người trẻ tuổi thực sự đang ở: thế giới metaverse?”, Warneford đặt câu hỏi.

Theo Bắc Hiệp/Ngày Nay

Nguồn: https://ngaynay.vn/metaverse-de-doa-su-ton-tai-cua-nganh-truyen-hinh-post119550.html