QC 1
Thứ 2, ngày 29/04/2024 | Hotline: 0889.066.066

Thị trường thép quý II/2021: Giá thép tiếp tục giảm

Theo số liệu của Hiệp hội Thép Thế giới (Worldsteel), sản lượng thép thô thế giới của 64 quốc gia là 174,4 triệu tấn vào tháng 5, tăng 16,5% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 5 tháng đầu năm 2021, sản xuất thép thô đạt 837,5 triệu tấn, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm 2020.

Ảnh minh họa

I – Thị trường thép thế giới

1. Sản lượng thép thế giới

Trung Quốc, nước sản xuất thép lớn nhất thế giới, ghi nhận tăng trưởng mạnh về sản lượng trong tháng 5, đạt 99,5 triệu tấn, tăng 6,6% so với tháng 5/2020. Các nước có sản lượng thép thô lớn khác phải kể đến như Ấn Độ, Nhật Bản, Mỹ, Nga, Hàn Quốc,…

2. Diễn biến xuất nhập khẩu

a. Tình hình xuất khẩu

Nhật Bản: Theo số liệu từ Liên đoàn Sắt thép Nhật Bản (JISF), xuất khẩu thép nước này đạt hơn 2,8 triệu tấn trong tháng 5, tăng 1,5% so với tháng liền trước và tăng 11,2% so với cùng kỳ năm trước.

Thái Lan hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Nhật trong tháng 5 với lượng xuất khẩu đạt 484.761 tấn, giảm 4,6% so với tháng trước và tăng 79,6% so với cùng kỳ. Tiếp đó là Trung Quốc với 431.625 tấn; Hàn Quốc với 329.749 tấn,…

Mỹ: Theo số liệu từ US International tradae commission, giá trị xuất khẩu sắt thép và các sản phẩm sắt thép của Mỹ trong tháng 5 đạt 1.276,59 triệu USD, giảm 0,2% so với tháng trước và tăng 89% so với cùng kỳ năm trước.

b. Tình hình nhập khẩu

Nhật Bản: Theo JIFS, Nhật Bản đã nhập khẩu 560.046 tấn thép trong tháng 5/2021, giảm 21,7% so với tháng trước và giảm 2,6% so với cùng kỳ năm trước. Hàn Quốc tiếp tục là nước xuất khẩu nhiều sắt thép nhất sang Nhật với 249.920 tấn trong tháng 5.

Mỹ: Giá trị nhập khẩu sắt thép của Mỹ giảm trong trong tháng 5 với kim ngạch đạt gần 1.900 triệu USD, tăng 14,54% so tháng trước. tháng 5/2021, giảm 21,7% so với tháng trước và giảm 2,6% so với cùng kỳ năm trước. Hàn Quốc tiếp tục là nước xuất khẩu nhiều sắt thép nhất sang Nhật với 249.920 tấn trong tháng 5.

3. Diễn biến giá

Giá cả nguyên liệu sản xuất thép và thép thành phẩm diễn biến phức tạp, có xu hướng tăng kể từ cuối năm 2020, đến giữa tháng 3 có xu hướng giảm và sau đó tăng trở lại đến cuối tháng 5 đã điều chỉnh giảm và có xu hướng ổn định.

Theo thông tin từ Reuters, giá thép cuộn cán nóng của Mỹ đã tăng hơn 100 USD/tấn trong tháng 5 lên khoảng 1.600 USD/tấn vào ngày 21/5. Người mua tiếp tục thấy giá cao hơn do nguồn cung khan hiếm và thiếu nhà máy cung cấp, mặc dù nhu cầu thép cán nóng từ ngành sản xuất ô tô giảm.

Một số nhà máy có kế hoạch ngừng hoạt động trong nửa cuối năm, tiếp tục thắt chặt nguồn nguyên liệu sẵn có.Với các ưu đãi đã chạm mức 1.630 USD/tấn cho khối lượng nhỏ hơn, giao hàng vào tháng 7, việc tăng lên mức 1.700 USD/tấn dường như có thể xảy ra trong tháng tới.

Chỉ số thép cuộn cán nóng EXW Ruhr theo đánh giá hàng ngày của Platts vào ngày 21/5 là 1.105 EUR/tấn. Nhiều người mua đã thực hiện mua vào quý IV và một số đang hướng tới năm 2022. Điều đó cho thấy giá của HRC tại EU có khả năng tiếp tục tăng trong ngắn hạn nếu có khả năng lượng nhập không còn như trước đây.

Giá HRC Châu Á ổn định vào ngày 21/5 ở mức 983 USD/tấn FOB Trung Quốc, là 938 USD/tấn trên cơ sở CFR Đông Nam Á. Giá tăng vào tuần thứ hai của tháng 5 sau khi chính phủ Trung Quốc nói về việc cố gắng kiềm chế sự gia tăng nhanh chóng của giá cả.Tuy nhiên, nhiều người trên thị trường kỳ vọng sự giảm nhẹ hiện tại chỉ là tạm thời, lưu ý rằng nhu cầu vẫn còn mạnh và giá sẽ bắt đầu tăng trở lại.

Tại Ấn Độ, nhu cầu đã giảm do tình trạng đình trệ đang diễn ra mặc dù các nhà máy vẫn đang tìm cách nâng giá trong nước. ArcelorMittal Nippon Steel được cho là đã tăng giá 1.000 rupee/tấn (13,80 USD/tấn) lên 68.000 rupee/tấn giao đến Mumbai. Các chuyên gia nước này nhận định giá sẽ không tăng mạnh trong thời gian dài. Dự báo xu hướng giá tăng sẽ chậm lại dù vẫn còn nhiều biến động trong tương lai gần và trung hạn.

Giá thép cây của Thổ Nhĩ Kỳ đang tăng do phế liệu tăng mạnh và giá thép Trung Quốc giảm. Bastug Metalurji nâng giá thép cây lên tương đương 768 USD/tấn vào ngày 24/5, tăng 6 USD/tấn so với tuần trước, trong khi các loại khác thấp hơn ở mức 750 USD/tấn đến 765 USD/tấn.Với việc giá phế liệu tăng nhưng giá Trung Quốc yếu hơn, giá thép cây xuất khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ có khả năng sẽ giữ ở mức ổn định theo chiều đi xuống trong những tuần tới.

Giá phế liệu sắt nhập khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng lên, với phế liệu nặng tan chảy cao cấp 1/2 (80:20) ở mức 510,50 USD/tấn CFR vào ngày 21/5, tăng 7,50 USD/tấn so với tuần trước. Chỉ số này đạt mức cao nhất kể từ khi bắt đầu vào tháng 4 năm 2010, vượt qua mức cao trước đó là 510 USD/tấn CFR vào tháng 1/2011.

4. Dự báo

Fitch Solutions: Giá thép thế giới sẽ đi vào trạng thái ổn định vào 6 tháng cuối năm nhưng sẽ giảm trong dài hạn. “Chúng tôi cho rằng đợt tăng giá thép này sẽ đi vào ổn định khi bước sang nửa sau của năm nay. Nhưng chúng tôi không cho rằng giá thép sẽ giảm mạnh vào cuối năm. Đó là bởi nhu cầu vẫn mạnh mẽ, trong khi mức sản lượng lại đi ngang”, báo cáo của Fitch có đoạn viết.

Ảnh minh họa

II – Thị trường thép Việt Nam

1. Sản lượng và tiêu thụ thép Việt Nam

Theo số liệu từ Hiệp hội thép Việt Nam (VSA), sản xuất và bán hàng các sản phẩm thép trong nước 6 tháng đầu năm tăng so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, sản xuất thép các loại đạt hơn 15,9 triệu tấn, tăng 37% so với cùng kỳ năm 2020; bán hàng thép các loại đạt hơn 14,1 triệu tấn, tăng 35% so với cùng kỳ năm trước; trong đó xuất khẩu thép các loại đạt hơn 1,2 triệu tấn, giảm 9% với cùng kỳ năm 2020.

Riêng trong tháng 6, sản xuất thép các loại đạt 2.562.810 tấn, giảm 12,21% so với tháng trước và nhưng tăng 31% so với cùng kỳ 2020. Bán hàng thép các loại đạt 2.095.708 tấn, giảm 15,35% so với tháng 5, nhưng tăng 19,2% so với cùng kỳ 2020;Trong đó, xuất khẩu thép các loại đạt 621.617 tấn, giảm 1,42% so với tháng trước và nhưng tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ tháng 6/2020.

Sản xuất thép thô đạt 1.650.729 tấn, giảm 7,5% so với tháng trước, nhưng tăng 19,3% so với cùng kỳ.Tiêu thụ thép thô đạt 1.507.807 tấn, giảm 13,5% so với tháng trước nhưng tăng 14,3% so với cùng kỳ 2020.Trong đó, xuất khẩu thép thô là 110.350 tấn, giảm 66,7% so với cùng kỳ 2020.

Sản lượng sản xuất và bán hàng thép xây dựng tháng 6 giảm tháng thứ 3 liên tiếp kể từ tháng 4. Riêng sản lượng bán hàng tháng 6 chỉ đạt 655.046 tấn, mức bán hàng thấp nhất của tháng 6 trong 5 năm trở lại đây kể từ năm 2016.

Sản lượng thép xây dựng sản xuất trong tháng 6 đạt 847.279 tấn, giảm mạnh 21,04% so với tháng 5/2021 nhưng vẫn tăng 5,2% so với cùng kỳ 2020. Bán hàng đạt 655.046 tấn, giảm mạnh 31,36% so với tháng trước và giảm 18,1% so với cùng kỳ năm 2020. Luỹ kế 6 tháng đầu năm, sản xuất thép xây dựng đạt 5.625.811 tấn, tăng 11,6% so với cùng kỳ 2020.

Sản xuất thép cuộn cán nóng tháng 6 đạt 598.602 tấn giảm nhẹ 0,59% so với tháng 5/2021 nhưng tăng hơn 2,4 lần so với cùng kỳ năm 2020; Bán hàng đạt 599.989 tấn, giảm 2,6% so với tháng trước nhưng tăng 2,72 lần so với cùng kỳ 2020. Luỹ kế 6 tháng đầu năm, sản xuất thép cuộn cán nóng đạt 3.491.832 tấn, tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ.

Ảnh minh họa

2. Giá thép trong nước

Trong tháng 6, giá các loại nguyên vật liệu sản xuất thép có xu hướng ổn định theo đà chững lại của giá nguyên liệu thị trường khu vực và thế giới. Giá bán thép trong nước ở mức bình quân khoảng 16.200- 16.500 đồng/kg tùy thuộc từng chủng loại sản phẩm và từng doanh nghiệp cụ thể.

Sản lượng sản xuất và bán hàng thép xây dựng tháng 6 giảm tháng thứ 3 liên tiếp kể từ tháng 4. Riêng sản lượng bán hàng tháng 6 chỉ đạt 655.046 tấn, mức bán hàng thấp nhất của tháng 6 trong 5 năm trở lại đây kể từ năm 2016.

Theo VSA, bán hàng thép xây dựng tháng 7 sẽ có nhiều khó khăn khi bước vào mùa mưa, sự cạnh tranh rất lớn từ các nhà sản xuất thép xây dựng hàng đầu Việt Nam. Ảnh hưởng của dịch Covid nên nhiều công trình, và công trình dân dụng tạm thời hoãn lại.

3. Tình hình xuất nhập khẩu, tồn kho

a. Nhập khẩu

Theo số liệu của VSA, nhập khẩu thép về Việt Nam trong tháng 5/2021, đạt 951.000 tấn với kim ngạch 0,9 tỷ USD, giảm 29,39% về lượng và giảm 16,4% về trị giá so với tháng trước; so với cùng kỳ năm trước giảm 8,74% về lượng nhưng tăng 44,09% về giá trị.

5 tháng đầu năm 2021, nhập khẩu thép về Việt Nam là 5,97 triệu tấn với trị giá trên 4,64 tỷ USD, tăng lần lượt 8,43% về lượng và 38,11% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, lượng thép nhập khẩu từ Trung Quốc là hơn 3,12 triệu tấn, với trị giá nhập khẩu hơn 2,3 tỷ USD, chiếm 52,37% tổng lượng thép nhập khẩu và 49,57% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước.

Các quốc gia tiếp theo cung cấp thép cho Việt Nam là Hàn Quốc (13,15%), Nhật Bản (13%), Đài Loan (8,41%)…

b. Xuất khẩu

Trong tháng 5/2021, xuất khẩu thép của Việt Nam đạt gần 980 ngàn tấn, giảm 4,01% so với tháng trước, nhưng tăng 28,76% so với cùng kỳ năm 2020 về sản lượng xuất khẩu.

Trị giá xuất khẩu đạt hơn 832 triệu USD tăng 8,18% so với tháng 4/2021 và tăng gần 2,4 lần so với cùng kỳ năm 2020. Trong 5 tháng đầu năm 2021, Việt Nam xuất khẩu thép đạt 4,88 triệu tấn, với trị giá đạt 3,61 tỷ USD đến hơn 20 quốc gia và khu vực trên thế giới, trong đó, các thị trường xuất khẩu chính là ASEAN, EU, Hoa Kỳ, Trung Quốc…

Trong đó, xuất khẩu sáng Trung Quốc đạt 1,078 triệu tấn tương đương với trị giá 603 triệu USD, tăng 89,08% về lượng và tăng 158,44% về trị giá so với cùng kỳ 2020, chiếm 16,71% tỷ trọng xuất khẩu thép 5 tháng năm 2021 của Việt Nam.

ASEAN, thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam đạt 1,77 triệu tấn, tương đương với trị giá 1,27 triệu USD, tăng 7,67% về lượng xuất khẩu và tăng 43,16% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

4. Dự báo

Báo cáo ngành mới nhất từ Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) về tình hình thép trong nước cho biết trong mảng thép xây dựng, sản lượng bán hàng tăng mạnh trong 5 tháng đầu năm. Cụ thể, doanh số bán thép xây dựng trong 5 tháng đầu năm tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái và đạt 4,6 triệu tấn, trong đó tiêu thụ nội địa tăng 12% so với cùng kỳ. Sau đó, lượng thép tiêu thụ yếu đi nhanh chóng trong tháng 6.

Bên cạnh nhu cầu yếu từ ngành xây dựng, các đại lý cũng gặp khó khăn trong tiêu thụ do giá thép tăng từ 14,5 triệu đồng/tấn trong tháng 3 lên 17,5 triệu đồng/tấn trong tháng 6 (chưa bao gồm VAT).

VDSC kỳ vọng các nhà sản xuất thép sẽ giảm giá bán trong tháng 7, trước khi điều chỉnh cho các tháng tiếp theo dưới áp lực tăng giá nguyên liệu.

Theo Thu Uyên/Kinh tế Chứng khoán Việt Nam

Nguồn: https://kinhtechungkhoan.vn/thi-truong-thep-quy-ii2021-gia-thep-tiep-tuc-giam-100924.html