QC 1
Thứ 7, ngày 11/05/2024 | Hotline: 0889.066.066

Xu thế chứng khoán ngày 25/4: Vẫn còn cơ hội thu hút lực cầu

Thị trường vẫn chưa hẳn nghiêng về đi xuống trong ngắn hạn và hoàn toàn có cơ hội thu hút lực cầu để phục hồi trở lại bám sát đường trung bình MA20 trong những phiên chứng khoán ngày tới…

Chứng khoán ngày 24/4, VN-Index phiên giao dịch hôm nay tiếp tục chịu áp lực giảm điểm sau khi phục hồi kiểm tra lại vùng giá 1.050 điểm. Kết phiên VN-Index giảm 1,55 điểm (-0,15%) về mức 1.041,36 điểm với thanh khoản, khối lượng giao dịch suy giảm.

Độ rộng trên HOSE tiêu cực với 205 mã giảm điểm (02 mã giảm sàn), 171 mã tăng điểm (17 mã tăng trần) và 68 mã giữ giá tham chiếu.  HNX-Index giảm 0,16 điểm (-0,08%) về 206,76 điểm, độ rộng tiêu cực với 823 mã giảm giá (3 mã giảm sàn), 69 mã tăng giá (06 mã tăng trần) và 74 mã giá tham chiếu.

Thanh khoản trên hai sàn niêm yết đạt 9,967.94 tỉ đồng, dưới mức thanh khoản trung bình. Nhà đầu tư nước ngoài mua ròng với giá trị 241,03 tỉ đồng, mua ròng nhẹ trên HNX với giá trị 0,74 tỉ đồng.

Thông tin điểm nhấn trong phiên là ngày 23/4/2023, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư số 02/2023/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn.

Thời gian triển khai việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng được thực hiện kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực (24/4) đến hết ngày 30/6/2024.

Điều này đã có tác động tích cực đến diễn biến chung của nhiều mã ngân hàng, bất động sản nhưng ở mức độ phân hóa mạnh, cụ thể với nhóm ngân hàng như TCB (+2,79%),TPB (+1,33%), MBB (+1,11%) trong khi nhiều mã vẫn chịu áp lực giảm điểm như LPB (-1,83%), BID (-1,13%),SHB (-0,97%). Nhóm bất động sản với IJC (+3,46%), NVL (+3,31%), NLG (+3,28%), HDG (+3,08%)… trong khi DIG (-1,17%), L14 (-0,62%)…

Nhóm cổ phiếu bán lẻ có diễn biến tiêu cực hơn khi MSN (-4,06%), FRT (-2,74%), MWG (-2,29%). DGW (-1,60%).. là nhóm có tác động tiêu cực đến chỉ số chung VN-Index.

Thị trường vẫn phân hóa mạnh khi vẫn có nhiều mã tăng giá mạnh hết biên độ, thanh khoản đột biến trong các ngành nghề ở các nhóm ngành xây dựng, mía đường, nông nghiệp, chứng khoán, điện, dược, … như TV2 (+6,96%), CTD (6,91%), BCG (6,90%), TCD (+6,88%), LSS (+6,97%), NAF (+6,96%), PSI (+7,69%), VDS (+ 6,86%), GEG (+4,42%), PPC (+ 3,44%), DHT (+6,51%), DHG (+5,36%), DBD (+4,22%)…

Đa phần còn lại chịu áp lực điều chỉnh, tích lũy, trong đó thị trường có xu hướng bán chốt lãi ngắn hạn các mã đã tăng mạnh để chuyển sang các mã chưa tăng nhiều, giá còn dưới giá trị sổ sách thể hiện trong nhóm chứng khoán như FTS (-4,30%), BSI (-1,68%), CTS (-1,435), VCI (-1,42%)… PSI (+7,69%), VIX (+3,74%). BVS (2,06%)…

chứng khoán ngày
Sẽ sớm có nhịp hồi phục trở lại

Chứng khoán Tân Việt (TVSI)
Chứng khoán ngày 24/4, VN-Index tiếp tục một cây nến giảm điểm với thanh khoản thấp, cho thấy không có áp lực bán tháo hay hoảng loạn. Tuy nhiên, hiện tượng bán “hoảng loạn” không diễn ra khi thanh khoản giao dịch khớp lệnh trực tiếp vẫn suy giảm so với phiên trước đó. 

Xu hướng ngắn hạn hiện tại vẫn đang tiếp diễn sideway down và xu hướng trung hạn thì chỉ số đang tiệm cận vùng đi ngang tích lũy nhiều tuần ở quanh khu vực 1.015 – 1.030 điểm. Do việc thanh khoản giao dịch không ghi nhận mức đột biến nên chỉ số rất khó có thể biến động như hồi mạnh hay giảm mạnh trong các phiên hiện tại gây nên sự khó chịu nhất định cho các nhà đầu tư. 

Với việc đà giảm vẫn chỉ tập trung ở một vài cổ phiếu trụ và thị trường đang ngày càng phân hóa rõ rệt. Do đó, nhà đầu tư chưa nhất thiết phải bán bất chấp trong hoàn cảnh hiện tại. 

Trong các phiên chứng khoán ngày sắp tới, thị trường sẽ sớm có nhịp hồi phục trở lại khi các trụ phá đáy gâp áp lực giảm điểm sẽ có nhịp hồi phục kiểm tra lại mốc đáy đã phá vỡ trước đó.

Hoàn toàn có cơ hội thu hút lực cầu

Chứng khoán Vietcombank (VCBS)

Về góc nhìn kỹ thuật, chứng khoán ngày 24/4, VN-Index kết phiên hình thành nến spinning top thể hiện sự lưỡng lự của nhà đầu tư sau phiên giảm điểm. Tuy chưa có nhiều chuyển biến tích cực về mặt chỉ số nhưng chỉ báo MACD ở khung đồ thị giờ đã hình thành 2 đáy phân kỳ dương. 

Vì vậy, giữ nguyên quan điểm và cho rằng xu hướng thị trường vẫn chưa hẳn nghiêng về đi xuống trong ngắn hạn và hoàn toàn có cơ hội thu hút lực cầu để phục hồi trở lại bám sát đường trung bình MA20 trong những phiên chứng khoán ngày tới. 

Do đó, khuyến nghị các nhà đầu tư bám sát thị trường và có thể giải ngân khi thị trường có tín hiệu gia tăng thanh khoản bán chủ động ở các cổ phiếu có diễn biến tích lũy tốt thuộc các nhóm ngành như chứng khoán, bất động sản, điện.

Chỉ nên nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu ở mức thấp

Chứng khoán Yuanta Việt Nam (FSC)

Dự báo chỉ số VN-Index có thể sẽ tiếp tục đà giảm và kiểm định gần mức hỗ trợ 1.030 điểm trong đầu phiên, nhưng chỉ số VN-Index có thể sẽ dần hồi phục về cuối phiên.

Đồng thời, rủi ro ngắn hạn có dấu hiệu gia tăng lên nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, trong khi đó dòng tiền vẫn có xu hướng dịch chuyển vào nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ cho nên dòng tiền có thể sẽ phân hóa và thị trường có thể sẽ khó điều chỉnh mạnh. Ngoài ra, chỉ báo tâm lý ngắn hạn tiếp tục giảm cho thấy các nhà đầu tư vẫn còn đang bi quan với xu hướng hiện tại.

Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức giảm. Do đó, khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu ở mức thấp hiện tại và hạn chế bán ra ở vùng giá này do thị trường có thể sẽ sớm bước vào giai đoạn hồi phục.

Các nhà đầu tư ưa thích lướt sóng có thể xem xét mua thăm dò tại nhịp giảm kế tiếp ở các nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ hoặc các cổ phiếu có câu chuyện hỗ trợ riêng biệt. Nhìn chung, các nhà đầu tư chỉ nên nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu ở mức thấp trong giai đoạn này.

Giao dịch giằng co với thanh khoản ở mức thấp

Chứng khoán MB (MBS)

Chứng khoán ngày 24/4, với nhiều thông tin hỗ trợ thị trường như cho phép ngân hàng cơ cấu lại nợ và giữ nguyên nhóm nợ, mua lại trái phiếu doanh nghiệp và giảm thuế VAT từ 10% xuống 8%, áp dụng với toàn bộ các mặt hàng, … đã không giúp dòng tiền cải thiện hơn so với tuần trước. 

Chỉ số VN-Index chỉ có thể hồi lại ở cuối phiên sáng và để mất thành quả trong phiên chiều cũng do dòng tiền nội yếu. Về kỹ thuật, chỉ số VN-Index vẫn đang trong nhịp điều chỉnh kể từ đầu tháng 4, tuy nhiên nhờ hiện tượng phân hóa và dòng tiền liên tục xoay vòng giữa các nhóm cổ phiếu mà thanh khoản trong tháng 4 này vẫn giữ ở mức cao nhất kể từ đầu năm. 

Thị trường chuẩn bị bước vào kỳ nghỉ lễ dài ngày, chỉ số nhiều khả năng ở trạng thái giao dịch giằng co với thanh khoản ở mức thấp.

Rung lắc vẫn là trạng thái chính của VN-Index

Chứng khoán SSI (SSI)

Chứng khoán ngày 24/4, VN-Index tiếp tục giằng co trong ngày đầu tuần trước khi đóng cửa trong sắc đỏ, tại ngưỡng 1.041,4 điểm, giảm nhẹ 1,55 điểm, tương ứng 0,15%. Độ lan tỏa trên sàn HOSE vẫn ở mức thấp với 205 mã lùi về dưới tham chiếu.

Nhóm vốn hóa lớn đạt trạng thái cân bằng với cùng 14 mã tăng và giảm giá. Chỉ số VN30 kết phiên sát tham chiếu, tại 1.046,2 điểm.

Trên đồ thị ngày, MACD sau khi cắt xuống đường tín hiệu đã về dưới mốc 0. Rung lắc nhiều khả năng vẫn là trạng thái chính của VN-Index trong ngắn hạn với vùng hỗ trợ gần là 1.034 điểm. Quan sát kể từ đầu năm 2023, trạng thái đi ngang trong kênh giá 1.020 – 1.090 của chỉ số vẫn được duy trì.

Nhận định thị trường của các công ty chứng khoán được Thuonggiaonline trích dẫn nguyên văn chỉ có giá trị như một nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán có thể có những xung đột lợi ích đối với các nhà đầu tư khi đưa ra nhận định.

Theo Như Mây/Thương Gia

Nguồn: https://thuonggiaonline.vn/xu-the-chung-khoan-ngay-254-van-con-co-hoi-thu-hut-luc-cau-56625.htm