QC 1
Thứ 4, ngày 22/05/2024 | Hotline: 0889.066.066

9 tháng đầu năm, kinh tế Hà Nội tăng trưởng khá

Trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp, khó lường, trong nước các doanh nghiệp gặp khó khăn về đầu ra, thị trường xuất khẩu bị hạn chế nhưng kinh tế Thủ đô vẫn đạt mức tăng trưởng khá, với xu hướng cải thiện qua từng quý.

Các chỉ số phục hồi rõ nét

Cục Thống kê thành phố Hà Nội cho biết, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) Hà Nội trong 9 tháng năm 2023 tăng 6,08% so với cùng kỳ năm trước (quý I tăng 5,81%; Quý II tăng 5,93%; Quý III tăng 6,49%).

Khu vực dịch vụ 9 tháng năm nay tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước (quý I tăng 7,72%; Quý II tăng 6,57%; Quý III tăng 7,34%), đóng góp 4,73% vào mức tăng GRDP. Trong đó, một số ngành tăng trưởng khá, đóng góp cao vào tốc độ tăng chung của nền kinh tế là: Bán buôn, bán lẻ tăng 9,03%; Tài chính – ngân hàng, bảo hiểm tăng 8,17%; vận tải, kho bãi tăng 8,78%; Hành chính và dịch vụ hỗ trợ tăng 20,52%; Nghệ thuật, vui chơi, giải trí tăng 12,14%.

Trong khi đó, ngành Giáo dục và đào tạo tăng 6,66%; khoa học và công nghệ tăng 6,33%; dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng 5,12%…

Khu vực công nghiệp và xây dựng 9 tháng năm 2023 tăng 4,57% so với cùng kỳ năm trước (quý I tăng 2,38%; Quý II tăng 5,69%; Quý III tăng 5,21%), đóng góp 0,96% vào mức tăng GRDP. Trong đó, ngành công nghiệp tăng 3,93% (ngành chế biến chế tạo tăng 3,55%; sản xuất phân phối điện tăng 7,92%; cung cấp nước và xử lý, nước thải tăng 7,15%). Ngành xây dựng tăng 5,75%.

Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản 9 tháng qua tăng 2,5% so với cùng kỳ, đóng góp 0,05% vào mức tăng GRDP.

Đơn hàng sản xuất của các doanh nghiệp tăng

Duy trì đà tăng, phát huy nội lực

Trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, Hà Nội sẽ tiếp tục đẩy mạnh các động lực tăng trưởng (thương mại, du lịch, tiêu dùng, đầu tư) và kiến tạo các động lực tăng trưởng mới như phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số… Đồng thời, nâng cao khả năng dự báo những tác động, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế; phản ứng chính sách linh hoạt, kịp thời, hiệu quả. Tranh thủ cơ hội để thu hút mạnh mẽ hơn nữa nguồn lực FDI, tạo hiệu ứng lan tỏa cho phát triển doanh nghiệp bản địa.

Ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký HANOISME

Theo ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký HANOISME: “Trên địa bàn Hà Nội có 360.000 doanh nghiệp, bình quân 37 người dân Thủ đô/doanh nghiệp, cao gấp 3,8 lần mức bình quân chung của cả nước. Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm trên 97,2% số doanh nghiệp trên địa bàn, đã không ngừng phát triển, đổi mới, đóng góp hơn 45% GDP cho Hà Nội, tạo công ăn việc làm cho hơn 50% lao động.”

Ngoài ra, TP Hà Nội sẽ tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thực hiện cải cách thủ tục hành chính gắn với chuyển đổi số, nâng cao chất lượng dịch vụ công trực tuyến. Đẩy mạnh chuyển đổi số, coi đó là nền tảng phát triển, đổi mới sáng tạo của Thủ đô.

Thực hiện nghiêm các Nghị quyết, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, khơi thông (tiền tệ, tín dụng, bất động sản, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp); triển khai các nhiệm vụ, giải pháp về miễn, giảm, thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất; giảm lãi suất, cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định.

Theo Huyền Lê/Doanh nghiệp và Thương hiệu Nông thôn

Nguồn: https://doanhnghiepthuonghieu.vn/9-thang-dau-nam-kinh-te-ha-noi-tang-truong-kha-1177840222-p49881.html