QC 1
Thứ 7, ngày 04/05/2024 | Hotline: 0889.066.066

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Sẽ thanh tra quảng cáo trên Facebook, TikTok

Trả lời chất vấn tại Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng thừa nhận vấn đề chủ yếu hiện nay là trên các nền tảng xuyên biên giới xuất hiện nhiều quảng cáo sai sự thật, nhất là trên Facebook, YouTube…thông (TT-TT) Nguyễn Mạnh Hùng đăng đàn trả lời.

Theo chương trình kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, sáng nay (4/11) Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) Nguyễn Mạnh Hùng đăng đàn trả lời chất vấn.

Việc quản lý các thuê bao, đầu số của các nhà mạng; công tác kiểm tra, quản lý các trang mạng, trang thông tin điện tử và các nền tảng trực tuyến khác. Việc xử lý các cá nhân, tổ chức có hành vi đăng tải thông tin xuyên tạc, sai sự thật trên các trang thông tin điện tử, thu thập, mua bán trái phép dữ liệu thông tin cá nhân… cũng được các đại biểu chất vấn.

Ngăn chặn, gỡ bỏ hàng chục nghìn nội dung vi phạm trên Facebook, Youtube, TikTok, Netflix. (Ảnh minh họa)

Tranh luận với Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, đại biểu Phạm Văn Hoà (đoàn Đồng Tháp) nói về vấn đề sim rác, tại Quốc hội khoá 14 đã chất vấn nhưng bây giờ vẫn còn tình trạng sim rác. Vậy đề nghị Bộ trưởng cho biết nguyên nhân vì sao?

Hai là, đối với Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư, ngày 1/1/2023, người dân không còn sử dụng hộ khẩu giấy. Vậy nếu Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư chưa được kết nối thì người dân đến quan hệ giao dịch sẽ rất khó khăn, phiền phức. Đề nghị Bộ trưởng có đề xuất để tổ chức thực hiện. Đề nghị Bộ trưởng Bộ Công chia sẻ luôn về vấn đề kết nối sử dụng dữ liệu dân cư đạt được khả quan như mong muốn hay không?

Bộ trưởng trả lời: Tôi nhận trách nhiệm, cách đây 3 năm có nói Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư ra đời thì là một giải pháp giải quyết sim rác triệt để căn bản. Trước khi Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư đưa vào vận hành thì Bộ TT-TT đã loại 22 triệu sim thông tin không đầy đủ, làm trong 3 năm rất vất vả, nên cần ghi nhận đóng góp của DN viễn thông và quản lý nhà nước.

Thậm chí chúng ta đã tổ chức thanh tra toàn diện và có công văn nhắc nhở gửi từng chủ tịch, giám đốc tập đoàn viễn thông. Tôi ký 2 lần và lần 3 ký văn bản thì nói về xem xét trách nhiệm.

Khi Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư ra đời thì đang đối soát. Hiện lại nảy sinh vấn đề sim chính chủ nên cần làm tiếp. Cuộc sống làm việc A nảy sinh vấn đề B thì mình làm tiếp. Còn chậm, còn tồn tại, dân còn bức xúc, nhức nối thì hiển nhiên Bộ trưởng TT-TT phải nhận trách nhiệm, phải cố gắng.

Về hộ khẩu giấy, lần đầu chúng ta làm có phát sinh trục trặc thì xử lý. Kết nối mới có 30/90 bộ ngành địa phương. Do Bộ CA yêu cầu khắt khe đảm bảo an toàn thông tin mới cho kết nối. Hiện Bộ TT-TT đang chỉ đạo để 60 cơ quan đảm bảo an toàn thông tin mới cho kết nối.

Sẽ thanh tra quảng cáo trên Facebook, TikTok

Đại biểu Trịnh Xuân An (Đồng Nai) phản ánh trên các nền tảng và mạng xã hội như Facebook hay TikTok, hàng giả, hàng nhái được chào bán một cách rất công khai. Đề nghị Bộ trưởng TT-TT nêu giải pháp xử lý tình trạng này như thế nào?

Đại biểu Trịnh Xuân An (Đồng Nai). (Ảnh: zing)

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng thừa nhận vấn đề chủ yếu hiện nay là trên các nền tảng xuyên biên giới xuất hiện nhiều quảng cáo sai sự thật, nhất là trên Facebook, YouTube…

Thời gian tới, Bộ TT-TT sẽ thanh tra các nền tảng xuyên biên giới về vấn đề quảng cáo bởi hiện nay đã hoàn thiện quy định pháp luật. Với những thông tin quảng cáo sai sự thật, nhất là quảng cáo thực phẩm chức năng, ông Hùng nhấn mạnh thuộc quản lý của các bộ chuyên ngành nên cần xem xét quảng cáo đã đúng pháp luật chưa.

Bộ trưởng cũng đề nghị các bộ, ngành, địa phương cần chung tay vào cuộc thẩm tra, đánh giá lĩnh vực và địa bàn của mình; xử lý quảng cáo sai sự thật trên các nền tảng xuyên biên giới. Bộ TTTT có thể rà quét, phát hiện nhưng việc đánh giá cần các cơ quan chuyên ngành.

Đại Biểu Nguyễn Danh Tú (đoàn Kiên Giang) cho biết 3 nhà mạng chiếm 96% thị phần là Viettel, VNPT và Mobifone hiện mới rà soát, đối chiếu được hơn 24% tổng số giấy tờ thuê bao, mà trước đó Bộ Thông tin và Truyền thông đặt mục tiêu hoàn tất việc rà soát này vào tháng 11/2022 để loại bỏ SIM rác. Như vậy, trong chưa đầy một tháng nữa phải rà soát hơn 58 triệu thuê bao di động còn lại, thì liệu có khả thi hay không?

Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết đến nay, 90% thông tin trong số các tài khoản được nhà mạng rà soát là đúng, chỉ 10% thông tin thuê bao là không chính xác và cần phải xác minh lại. Bộ trưởng cho biết hiện quá trình thực hiện vẫn đang tiếp diễn và tự tin rằng sẽ hoàn tất quá trình rà soát thông tin của các thuê bao di động ngay trong tháng 11.

Bộ trưởng Bộ Công an kiến nghị 4 giải pháp liên quan an ninh mạng

Chất vấn lĩnh vực TT-TT liên quan đến BCA có 3 vấn đề, 1 là tồn tại hạn chế quản lý về an ninh mạng, 2 là mua bán trái phép thông tin cá nhân và giải pháp ngăn chặn xử lý. 3 là chia sẻ kết nối Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư.

Theo đánh giá về an ninh mạng thì có có 5 nhóm, có nơi còn khoán trắng cho cơ quan chuyên trách. Công tác quản lý vi phạm còn chưa hiệu quả. Phần lớn nền tảng dịch vụ công nghệ hiện không có pháp nhân đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam để phối hợp xử lý, quản lý.

Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Công an. (Ảnh: Đ.X)

Tiếp đó, việc thu thập, mua bán trái phép thông tin cá nhân diễn ra rất phức tạp. Tôi kiến nghị 4 giải pháp:

Một là hoàn thiện hành lang pháp lý chính sách đặc thù trên không gian mạng.

Hai là ban bộ ngành địa phương phải chủ động hiện đại hoá cơ sở hạ tầng đảm bảo an ninh, dịch vụ công nghệ lưu trữ thông tin dữ liệu cá nhân. Dữ liệu là tài sản quốc gia cần đảm bảo kể cả dữ liệu bí mật cá nhân.

Ba là xây dựng nhân lực chất lượng cao để bố trí nhân sự có khả năng năng lực hoàn thành công việc này. Tất cả các cơ quan liên quan bảo vệ dữ liệu đều phải làm vấn đề này.

Bốn là đẩy mạnh hợp tác quốc tế với các tổ chức mạnh về bảo mật, tích cực tham gia xây dựng sáng kiến quy chuẩn quy tắc bảo vệ an ninh dữ liệu.

Theo Huyền Diệu/Kinh tế Môi trường

Nguồn: https://kinhtemoitruong.vn/bo-truong-nguyen-manh-hung-se-thanh-tra-quang-cao-tren-facebook-tiktok-73041.html