QC 1
Thứ 3, ngày 30/04/2024 | Hotline: 0889.066.066

Chi tiết quy hoạch dự án Đường vành đai 5

Theo quy hoạch chi tiết được phê duyệt năm 2014, đường Vành đai 5 dài khoảng 331km đi qua 8 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hòa Bình, Hà Nam, Thái Bình, Hải Dương, Bắc Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc.

Vành đai 5 Hà Nội là một trong những dự án hạ tầng quan trọng của vùng kinh tế phía Bắc nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng. Nằm trong phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045, thành phố sẽ nỗ lực hoàn thành đường Vành đai 5 trước năm 2030.

Theo Quy hoạch mạng lưới đường bộ năm 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050 được TTCP phê duyệt, đường Vành đai 5 thuộc hệ thống đường đường vành đai đô thị Hà Nội.

Tổng chiều dài là 31,5 km (không bao gồm khoảng 41 km đi trùng với các đường cao tốc Nội Bài – Hạ Long, cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên, cao tốc Nội Bài – Lào Cai và đường quốc lộ 3).

Vành đai 5 đi qua 36 quận, huyện, thành phố trực thuộc 8 tỉnh gồm : TP Hà Nội, Hòa Bình, Thái Bình, Hà Nam,Hải Dương, Thái Nguyên, Bắc Giang, Vĩnh Phúc.

Chiều dài Vành đai 5 Hà Nội khi đi qua 8 tỉnh phía Bắc.

Cụ thể, đi qua Vĩnh Phúc với tổng chiều dài là 51,5 km. Điểm bắt đầu từ khúc đèo Nhe hướng về đường tỉnh ĐT.301 và ĐT.310B đến đoạn nút giao Bình Xuyên thì đi trùng theo cao tốc Nội Bài – Lào Cai (dài 14,5 km) đến nút giao với đường quốc lộ 2C, sau đó tuyến trùng đường Hợp Thịnh – Đạo Tú đến đường quốc lộ 2 và quốc lộ 2C, qua cầu Vĩnh Thịnh và tới địa phận Thành phố Hà Nội.

Tại Thái Nguyên với tổng chiều dài 28,9 km, theo hướng Tây giao với Quốc lộ 37 tại xã Hương Sơn (Phú Bình), tiếp tục vượt sông Cầu, đi trùng vào đại lộ Đông Tây giao nhau trên tuyến cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên tại nút Yên Bình, đi trùng vào đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên (12km) và Quốc lộ 3 cũ (2,5km) ở nút giao trạm cân Quá Tải. Đến đèo Nhởn, tại đèo Nhe vượt dãy Tam Đảo đến vào địa phận tỉnh Vĩnh Phúc.

Địa phận Bắc Giang với chiều dài 51,3 km, đi song song với Quốc lộ 37 đoạn Sao Đỏ về phía Tây, đi qua sông Lục Nam ở hạ lưu cầu Lục Nam, đi tránh Bắc Giang giao Quốc lộ 1 (đoạn cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn) tại xã Tân Dĩnh (Lạng Giang), đi song song Quốc lộ 37 (đoạn Đình Trám – Phú Bình) về phía Đông, rẽ theo hướng Tây qua địa phận tỉnh Thái Nguyên.

Qua Hải Dương với tổng chiều dài là 52,7 km, điểm đầu là vượt sông Luộc, đi theo đường trục Bắc – Nam đến đường ĐT.392 và đi song song với Quốc lộ 38B, sau đó giao cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, đi theo tuyến tránh TP.Hải Phòng trùng với Vành đai 2 giao với Quốc lộ 5 tại phía Tây cầu Lai Vu. Tiếp tục đi song song Quốc lộ 37 và đi vào đường cao tốc Nội Bài – Hạ Long đến nút giao Quốc lộ 37, đi theo hướng song song về phía Tây để qua địa phận tỉnh Bắc Giang.

Tại Thái Bình với tổng chiều dài 28,5 km, theo hướng Tây giao với quốc lộ 37 tại xã Hương Sơn (Phú Bình), vượt sông Cầu và đi trùng theo đại lộ Đông Tây (Yên Bình), giao với đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên. Sau đó tuyến đi trùng cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên (12 km), tiếp tục trùng đường Quốc Lộ 3 cũ (khoảng 2,5 km), đến điểm giao của trạm cân Quá Tải. Từ đây, tiếp tục qua thị xã Sông Công và đến đèo Nhởn, vượt dãy Tam Đảo tại đèo Nhe sang địa phận tỉnh Vĩnh Phúc.

Tại Hà Nam chiều dài 35,3km, tại điểm vượt sông Đáy đi song song Quốc lộ 21B, nhập vào đường Quốc lộ 21B đoạn chợ Dầu – Ba Đa giao với đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình, sau đó nhập vào nút giao giữa đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng và cầu Giẽ – Ninh Bình, vượt qua khu vực sông Hông để vào địa bàn Thái Bình.

Tại tỉnh Hòa Bình với tổng chiều dài 35,4 km, tuyến này trùng hoàn toàn với đường HCM trong quy hoạch, song song với Quốc lộ 21 giao với Quốc lộ 6 tại phía Đông của KCN Lương Sơn – Chợ Bến, đi tiếp về phía Đông để qua địa bàn thành phố Hà Nội.

Thành phố Hà Nội với chiều dài 48 km, Điểm đầu tại cầu Vĩnh Thịnh, hướng trùng với đường Hồ Chí Minh dài 21,5 km) giao với đường cao tốc Hòa Lạc – Hòa Bình tại xã Yên Bình (thuộc huyện Thạch Thất), tuyến đi về phía Nam sang địa phận tỉnh Hòa Bình, đến khu vực Chợ Bến rẽ theo hướng Đông vượt sông Đáy qua tới tỉnh Hà Nam.

Đường Vành đai 5 Hà Nội được quy hoạch thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc TCVN5729-2012 có đường gom và song hành, quy mô 4, 6 làn xe, bề rộng nền đường tối thiểu là Bn=25,5 – 33,0 m cho đoạn Sơn Tây – Phủ Lý (từ đường HCM đến đoạn cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình) và Phủ Lý – Bắc Giang (cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn) thuộc địa phận TP. Hà Nội, các tỉnh Hòa Bình, Thái Bình, Hà Nam, Hải Dương và Bắc Giang.

Tuyến đường Vành đai 5 Hà Nội là tuyến đường trọng điểm của phía Bắc, sau khi hoàn thành sẽ tạo ra một vòng tròn lưu thông khép kín giữa 8 tỉnh phía Bắc, tạo điều kiện thuận lợi để liên kết các khu đô thị xung quanh hướng tâm về Thủ đô. Tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế tại những khu vực vùng sâu vùng xa về trung tâm thành phố. Giúp cho người dân các địa phương dễ dàng nhanh chóng và thuận tiện hơn. Nâng tầm cảnh quan của thành phố hay những đô thị, khu dân cư mà tuyến đường vành đai 5 Hà Nội này đi qua.

Đặc biệt là bàn đạp cho sự phát triển toàn diện của 8 tỉnh thành mà đường vành đai 5 Hà Nội đi qua nói riêng và khu vực miền Bắc nói chung.

Dự án đang được triển khai với tổng vốn đầu tư là 85.561 tỷ đồng (Quyết định năm 2013). Trong đó, trước 2020 chi 19.760 tỷ đồng; từ năm 2020 – 2030 là 32.175 tỷ đồng ; sau năm 2030 là 33.626 tỷ đồng.

Theo Tạ Nhị/Kinh tế Môi trường

Nguồn: https://kinhtemoitruong.vn/chi-tiet-quy-hoach-du-an-duong-vanh-dai-5-79776.html