QC 1
Chủ nhật, ngày 28/04/2024 | Hotline: 0889.066.066

Chứng khoán Mỹ giảm nhẹ trong tuần đầu tiên của năm mới

Thị trường chứng khoán Phố Wall đã ghi nhận mức tăng điểm trong phiên 5/1, ngay cả khi các chỉ số chính ghi nhận tuần giảm đầu tiên sau nhiều tuần.

Khép phiên này, tại New York, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 0,1% lên 37.466,11 điểm trong khi chỉ số tổng hợp S&P 500 tăng 0,2% lên 4.697,24 điểm. Còn chỉ số công nghệ Nasdaq Composite tăng 0,1% lên 14.524,07 điểm.

Thị trường chứng khoán Phố Wall đã ghi nhận mức tăng điểm trong phiên 5/1, ngay cả khi các chỉ số chính ghi nhận tuần giảm đầu tiên sau nhiều tuần.

Ở bên kia bờ Đại Tây Dương, thị trường chứng khoán giảm mạnh sau dữ liệu cho thấy lạm phát của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) tăng cao trở lại trong tháng 12/2023. Điều này đã đặt ra câu hỏi về thời điểm cắt giảm lãi suất của Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB).

Tại London, chỉ số FTSE 100 giảm 0,4% xuống 7.689,61 điểm. Chỉ số CAC 40 của Paris giảm 0,4% xuống 7.420,69 điểm, còn chỉ số DAX 30 trên sàn Frankfurt giảm 0,1% xuống 16.594,21 điểm. Chỉ số tổng hợp EURO STOXX 50 giảm 0,2% xuống 4.463,51 điểm.

Trước đó, phiên ngày 4/1, chứng khoán châu Âu phục hồi sau khi để mất điểm trong phiên giao dịch đầu tiên của năm, trong khi viễn cảnh ở Mỹ lại trái chiều khi sự nhiệt tình của nhà đầu tư với cổ phiếu của những “gã khổng lồ” công nghệ Mỹ tiếp tục giảm.

Tháng 12/2023, Fed đã phát tín hiệu ngân hàng này sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất vào năm 2024, điều này đã giúp thị trường chứng khoán kết thúc năm một cách thành công.

Tuy nhiên, biên bản cuộc họp chính sách được công bố trong tuần này cho thấy các quan chức Fed không hành động vội vàng và dự kiến sẽ giữ lãi suất ở mức cao nhất trong hơn 20 năm thêm một thời gian nữa để đảm bảo lạm phát được kiểm soát.

 Ảnh minh hoạ

Trong bối cảnh thị trường lao động chặt chẽ và tăng trưởng tiền lương có khả năng ảnh hưởng bất lợi đến mục tiêu đưa lạm phát xuống mức 2% của ngân hàng trung ương, các nhà đầu tư đang để mắt đến số liệu việc làm vì tác động của nó đối với chính sách.

Biên bản cuộc họp tháng 12/2023 của Fed cho thấy các quan chức dự kiến sẽ duy trì lãi suất ở mức cao trong một thời gian vì muốn đảm bảo rằng họ có thể kiểm soát lạm phát. Thông tin đó đã gây sức ép bán ra và giáng một đòn vào niềm tin của các nhà đầu tư, những người đặt cược vào việc sẽ có một đợt cắt giảm lãi suất ngay sau tháng 3/2024.

Thị trường chứng khoán Mỹ, châu Âu hầu hết đều giảm điểm trong phiên giao dịch 2 và 3/1, do nhà đầu tư đứng ngoài thị trường và hạn chế giao dịch trong ngày đầu tiên của năm 2024 và tác động của biên bản cuộc họp của Fed.

Nhà phân tích thị trường David Morrison tại công ty dịch vụ tài chính Trade Nation cho biết vấn đề ở đây là các thị trường đang định giá mức cắt giảm lãi suất lên tới 150 điểm cơ bản trong năm nay, gấp đôi dự báo của Fed. 

Do đó, sẽ có nhiều sự thất vọng trên thị trường.

Theo Nguyễn Linh/Tạp chí Việt-Mỹ