QC 1
Thứ 7, ngày 11/05/2024 | Hotline: 0889.066.066

Nhu cầu xăng dầu tăng trở lại, một cổ phiếu đầu ngành được kỳ vọng tăng 20%

Dự thảo Nghị định Kinh doanh xăng dầu năm 2024 đặc biệt là cơ chế điều hành giá xăng dầu được kỳ vọng sẽ giúp PLX kiểm soát chi phí kinh doanh tốt hơn và cạnh tranh về giá bán trên thị trường.

Chứng khoán Shinhan (SSV) vừa công bố báo cáo cập nhật và đưa ra khuyến nghị Mua đối với cổ phiếu PLX của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (HoSE). SSV kỳ vọng giá cổ phiếu PLX sẽ đạt mức 43.000 đồng/cp (thời gian nắm giữ 12 tháng) tính từ giá đóng cửa ngày 25/4 là 35.700 đồng/cp. Tỷ suất lợi nhuận 20%. Luận điểm đầu tư được SSV đưa ra nhờ sự phục hồi của nhu cầu xăng dầu cùng sự kiểm soát chặt chẽ thị trường xăng dầu sẽ tạo dư địa cho PLX phát huy thế mạnh.

Diễn biến giá cổ phiếu PLX trong vòng 1 năm trở lại đây

Sự phục hồi của nhu cầu xăng dầu: Năm 2023, sản lượng xăng dầu xuất bán của PLX đạt 14.395 (nghìn m3/tấn) (+4% YoY). Trong năm 2024, SSV kỳ vọng nhu cầu tiêu thụ xăng dầu sẽ tăng nhanh chóng khi nền kinh tế phục hồi trở lại. PLX lên kế hoạch doanh thu hợp nhất đạt 188.000 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế là 2.900 tỷ đồng, lần lượt giảm 32% và 26% so với thực hiện 2023. Kế hoạch dựa trên sản lượng xăng dầu xuất bán là 13.033 (nghìn m3/tấn), giảm 9% so với năm trước.

Sự kiểm soát chặt chẽ thị trường xăng dầu tạo dư địa cho PLX phát huy thế mạnh: Hiện đã có 7 doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu bị tước giấy phép hoạt động do thiếu các điều kiện trong kinh doanh xăng dầu (chỉ còn lại 34 doanh nghiệp đầu mối).

Dự thảo Nghị định Kinh doanh xăng dầu năm 2024 đặc biệt là cơ chế điều hành giá xăng dầu được kỳ vọng sẽ giúp PLX kiểm soát chi phí kinh doanh tốt hơn và cạnh tranh về giá bán trên thị trường. Sự kiểm soát chặt chẽ thị trường xăng.

Dự thảo Nghị định Kinh doanh xăng dầu năm 2024 đặc biệt là cơ chế điều hành giá xăng dầu được kỳ vọng sẽ giúp PLX kiểm soát chi phí kinh doanh tốt hơn

Về phía PLX, tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 vừa diễn ra ngày 26/4 vừa qua, Tập đoàn Xăng Dầu Việt Nam dự báo tình hình năm nay có nhiều yếu tố không thuận lợi. Do đó, dự kiến trình mục tiêu đi lùi so với năm trước.

Petrolimex cho biết, dự báo kinh tế thế giới 2024 còn nhiều bấp bênh, với các rủi ro như tăng trưởng kinh tế toàn cầu bị kìm hãm bởi ảnh hưởng còn lại của đại dịch; cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt; xung đột vũ trang, căng thẳng địa chính trị (Nga – Ukraine, Biển Đỏ); lạm phát ở mức cao, chính sách tiền tệ thắt chặt, tăng lãi suất kéo dài… dẫn đến nguy cơ suy thoái toàn cầu, sụt giảm nhu cầu tiêu dùng ở nhiều quốc gia.

Về phương án phân phối lợi nhuận, Petrolimex đề xuất phương án chi trả cổ tức tỷ lệ 15% bằng tiền cho năm 2023, tương đương hơn 1,9 nghìn tỷ đồng. Năm 2024, với mục tiêu sụt giảm, mức cổ tức dự trình là 10%.

Chia sẻ về lộ trình tăng vốn, chia thương cổ phiếu trong năm 2024, theo lãnh đạo PLX , lộ trình tăng vốn theo đề án tái cơ cấu tập đoàn 2021 – 2025, theo đó đến năm 2025 vốn điều lệ của tập đoàn được nâng lên 20.000 tỷ đồng.

Sau khi có đề án tái cơ cấu được ĐHĐCĐ thông qua vào cuối năm 2022, PLX đã tích cực xây dựng các phương án, kế hoạch để trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt lộ trình đến hết 2025 có thể đạt vốn 20.000 tỷ đồng đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển cho tập đoàn.

Năm 2023, Tập đoàn đã rất tích cực làm việc nhưng do vướng mắc thể chế theo luật, Nghị định 91, 140 chưa cập nhật sửa đổi cho phép các tính huống như tập đoàn tăng vốn từ thặng dư vốn cổ phần, chúng tôi đặt mục tiêu 2023, 2024 có thể tăng vốn đến 15.000 tỷ đồng nhưng chưa thực hiện được. Trong thời gian tới, hy vọng Nghị định 140 được sửa đổi theo hướng xử lý các tình huống tăng vốn thì Tập đoàn sẽ đi đúng lộ trình đặt ra.

Theo Linh Đan/ Kinh Tế Chứng Khoán