QC 1
Thứ 6, ngày 10/05/2024 | Hotline: 0889.066.066

Giá xăng dầu hôm nay 12/7/2021: Thoát đà lao dốc, lấy lại vị thế

Ghi nhận vào lúc 6h sáng ngày 12/7 (theo giờ Việt Nam), giá xăng dầu hôm nay trên thị trường thế giới bị chi phối mạnh bởi những thông tin xung quanh cuộc họp sản lượng của OPEC+ với sự bất đồng giữa UAE và Saudi Arabia. Tuy nhiên, tính chung trong tuần giao dịch vừa qua, giá dầu thế giới vẫn có tuần giảm đầu tiên sau 6 tuần tăng giá liên tiếp.

Ngay trong phiên giao dịch đầu tư, sự bế tắc của OPEC+ trong việc đi đến một thoả thuận sản lượng đã tạo tâm lý thận trọng trên thị trường dầu thô, qua đó khiến giá dầu thế giới giảm nhẹ.Có nguồn tin thì cho rằng OPEC+ sẽ thực hiện tăng thêm sản lượng khai thác 400 ngàn thùng/ngày kể từ tháng 8/2021 đến hết tháng 12/2021. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng OPEC+ sẽ không vội điều chỉnh mức sản lượng hiện nay khi mà các yếu tố rủi ro về dịch bệnh, tăng trưởng kinh tế… còn rất lớn.

Ghi nhận vào đầu giờ sáng 5/7, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 9/2021 đứng ở mức 74,31 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent giao tháng 9/2021 đứng ở mức 76,14 USD/thùng.

Giá xăng dầu lấy lại đà tăng trong tuần qua (Ảnh minh họa)

Nhưng khi thông tin cuộc họp sản lượng của OPEC+ kết thúc mà không đi đến bất kỳ thoả thuận nào và mâu thuẫn nội bộ của OPEC được bộc lộ, giá dầu thế giới đã quay đầu giảm mạnh khi thị trường lo ngại thoả thuận sản lượng bị phá vỡ, các nhà sản xuất sẽ tăng mạnh nguồn cung dầu, đặc biệt là sự gia tăng sản lượng từ các nhà sản xuất dầu đá phiến Mỹ.

Giới phân tích cho rằng, động thái của Mỹ sẽ đặt các nước xuất khẩu dầu mỏ của OPEC+ trước 2 lựa chọn: Một là duy trì mức sản lượng hiện tại và chấp nhận nhường thị phần cho Mỹ. Hai là chấp nhận tăng sản lượng, giảm lợi nhuận để cạnh tranh thị phần với Mỹ.

Việc giá dầu tăng cao cũng là điều chính quyền Tổng thống Joe Biden không mong muốn khi nó có thể kéo lạm phát gia tăng bởi nhu cầu đi lại của người dân Mỹ đang phục hồi mạnh.

Bên cạnh đó, mức sản lượng 1,5 triệu thùng/ngày của Iran cũng đang sẵn sàng trở lại thị trường nếu như các lệnh trừng phạt của Mỹ được gỡ bỏ.

Trong khi nguồn cung dầu có khả năng tăng mạnh thì về phía cầu, diễn biến của dịch Covid-19 đã dấy lên nhiều lo ngại về quá trình cải thiện nhu cầu tiêu thụ dầu thô toàn cầu.

Ghi nhận vào đầu giờ sáng 8/7, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 9/2021 đứng ở mức 71,23 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent giao tháng 9/2021 đứng ở mức 73,21 USD/thùng.

Theo báo cáo được Viện Dầu mỏ Mỹ (API) phát đi ngày 7/7, dự trữ dầu thô của Mỹ trong tuần kết thúc vào ngày 2/7 đã giảm 7,983 triệu thùng. Lượng dầu tồn kho của Mỹ cũng giảm mạnh tới 8,153 triệu thùng, vượt rất xa con số dự báo giảm 4,686 triệu thùng được các nhà phân tích đưa ra trước đó.

Còn theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, dự trữ dầu thô và xăng của Mỹ giảm mạnh, trong khi đó nhu cầu tiêu thụ xăng đã đạt mức cao nhất kể từ năm 2019. Cụ thể, dự trữ dầu thô trong tuần tính đến ngày 2/7, dự trữ dầu thô giảm 6,9 triệu thùng, xuống còn 445,5 triệu thùng, là mức dự trữ thấp nhất kể từ tháng 2/2020, và cao hơn mức dự báo giảm 4 triệu thùng được đưa ra trước đó. Đặc biệt, dự trữ xăng của Mỹ đã giảm tới 6,1 triệu thùng, vượt rất xa con số kỳ vọng 2,2 triệu thùng của giới chuyên gia.

Thông tin Nga đang nỗ lực hàn gắn mâu thuẫn giữa Saudi Arabia và UAE nhằm cứu vẫn một thoả thuận sản lượng của OPEC+ cũng khiến những lo ngại về nguy cơ các nước xuất khẩu dầu OPEC sẽ phá vỡ sản lượng, tăng mạnh nguồn cung… hạ nhiệt.

Ngoài ra, đồng USD suy yếu và lợi suất trái phiếu Mỹ giảm mạnh cũng là những nhân tố hỗ trợ giá dầu ngày 11/7 khép tuần giao dịch với xu hướng tăng mạnh.

Chốt tuần giao dịch, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 9/2021 đứng ở mức 73,85 USD/thùng, tăng 1,63 USD/thùng trong phiên. Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 9/2021 đứng ở mức 75,57 USD/thùng, tăng 1,45 USD/thùng trong phiên.

Mặc dù tăng mạnh trong 2 phiên giao dịch cuối tuần nhưng tính chung trong tuần giao dịch, giá dầu thế giới trong tuần giao dịch từ ngày 5/7 vẫn giảm và là tuần giảm đầu tiên sau 6 tuần tăng giá liên tiếp.

Với những diễn biến trong 2 phiên giao dịch ngày 8 và 9/7, giá dầu hôm nay ghi nhận nhận định giá dầu thế giới tuần tới sẽ duy trì đà tăng nhẹ và chờ tín hiệu từ OPEC+.

Tại thị trường trong nước, chiều ngày 26/6, Liên Bộ Công Thương – Tài chính điều chỉnh giá xăng dầu. Sau khi thực hiện việc trích lập và chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau:

Xăng/dầuThay đổiGiá không cao hơn
Xăng E5RON92+712 đồng/lít19.760 đồng/lít
Xăng RON95-III+752 đồng/lít20.916 đồng/lít
Dầu diesel 0.05S+671 đồng/lít16.119 đồng/lít
Dầu hỏa+639 đồng/lít15.051 đồng/lít
Dầu mazut 180CST 3.5S+495 đồng/kg15.449 đồng/kg

Mức giá này chính thức có hiệu lực từ 15h ngày 26/6.

Theo Hạ Vy/Kinh tế Chứng khoán Việt Nam

Nguồn: https://kinhtechungkhoan.vn/gia-xang-dau-hom-nay-1272021-thoat-da-lao-doc-lay-lai-vi-the-97765.html