QC 1
Thứ 3, ngày 30/04/2024 | Hotline: 0889.066.066

Khuyến nghị đầu tư ngày 17/6/2022: DXG, VHC, DBC, TCM, HTG, NTL, PVP, TNG

Công ty Cổ phần Chứng khoán Kỹ thương (TCBS) vừa đưa ra khuyến nghị đầu tư cho loạt cổ phiếu như: DXG, VHC, DBC, TCM, HTG, NTL, PVP, TNG, CSI, CTI, xin trích dẫn để bạn đọc tham khảo.

DBC – CHỜ BÁN : Xung đột Nga – Ukraine ảnh hưởng mạnh đến chuỗi cung ứng nguyên vật liệu đầu vào và các hoạt động vận tải quốc tế, từ đó khiến chi phí sản xuất của DBC tăng mạnh. Dù vậy, giá lợn hơi đầu ra gần như chỉ ổn định quanh mức 55.000 VND/kg. Điều này dự kiến sẽ làm biên lợi nhuận công ty tiếp tục ở mức thấp trong quý 2/2022.

TCM – CHỜ BÁN : Tháng 05/2022, doanh thu đạt ~300 tỷ đồng (-4% yoy), lợi nhuận sau thuế ~12 tỷ đồng (-29% yoy), do chi phí nguyên vật liệu và logistics gia tăng. Tiềm năng trong dài hạn khả quan với việc đưa nhà máy số 2 tại Vĩnh Long vào hoạt động dần trong tháng 3/2022 (+30% công suất lĩnh vực may mặc). Tuy nhiên, định giá hiện tại không thực sự hấp dẫn với P/E ~26,9x so với trung bình ngành ~11,9x, nhà đầu tư có thể cân nhắc lựa chọn vùng giá thích hợp để giảm tỷ trọng.

Trong phiên giao dịch ngày 16/6, TCBS cũng đã đưa ra loạt khuyến nghị cho nhà đầu tư. Cụ thể:

HTG – CHỜ MUA: Triển vọng tích cực đến từ: (1) sự phục hồi của ngành dệt may khi 4 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu đạt 11 tỷ USD (+21,6% YoY); (2) mục tiêu xanh hóa trong sản xuất, bắt đầu từ năm 2022 với kế hoạch lắp điện mặt trời áp mái tại các hệ thống nhà máy sản xuất; (3) triển khai các dự án sợi tái chế và dự án nhà máy sợi thông minh với tổng đầu tư 873 tỷ đồng dự kiến hoàn thiện năm 2025. Lưu ý: Cổ phiếu có tính thanh khoản thấp.

NTL – CHỜ MUA: Quý 1/2022, công ty ghi nhận doanh thu đạt 88 tỷ đồng (+76% YoY) và lợi nhuận sau thuế đạt 36 tỷ đồng (+171% YoY). Công ty đặt kế hoạch năm 2022 doanh thu đạt 700 tỷ đồng (+20% YoY), lợi nhuận sau thuế đạt 240 tỷ đồng (đi ngang so với năm 2021). Ngày 21/6/2022 ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức bằng tiền mặt tỉ lệ 10% (1.000 đồng/cổ phiếu). Tình hình tài chính lành mạnh.

 PVP – CHỜ MUA:Triển vọng dài hạn khả quan nhờ độc quyền vận chuyển dầu thô cho 2 nhà máy lọc dầu Dung Quất và Nghi Sơn. Hoạt động kinh doanh có khả năng trở lại bình thường vào nửa cuối năm 2022 sau khi nhà máy Nghi Sơn hoạt động ổn định. Định giá cổ phiếu ở mức hợp lý với chỉ số P/E là 7,6x.

TNG – CHỜ MUA:Tháng 5/2022, doanh thu của công ty đạt 666 tỷ đồng (+42% yoy). Trong ngắn hạn, TNG có tiềm năng ghi nhận lợi nhuận đột biến từ dự án Cụm Công nghiệp Sơn Cẩm. Trong dài hạn, triển vọng tăng trưởng khả quan với việc trở thành đối tác chiến lược của Decathlon và định hướng gia tăng tỷ trọng các mặt hàng FOB có biên lợi nhuận cao. Mặc dù vậy, định giá hiện tại chưa thực sự hấp dẫn với P/E 11,8x so với trung bình ngành 12,1x, nhà đầu tư có thể cân nhắc giải ngân tại những nhịp điều chỉnh.

 CSI – CHỜ BÁN: CSI là công ty chứng khoán có quy mô nhỏ với thị phần môi giới thấp. Q1/2022 CSI đạt doanh thu 3 tỷ đồng (-44% YoY) và lỗ sau thuế đạt 1 tỷ đồng (so với mức lỗ 0,5 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái) chủ yếu do lỗ ở hoạt động môi giới. Thị trường đang ở vùng rủi ro. Nhà đầu tư cân nhắc các nhịp hồi để giảm tỷ trọng.

CTI – CHỜ BÁN: Công ty ghi nhận lợi nhuận sau thuế Q1/2022 đạt 21 tỷ đồng, giảm 14% so với cùng kỳ. Tỷ lệ vay nợ ở mức cao với D/E ~2,3 lần. Với dư nợ cao thì việc lãi suất có xu hướng tăng trong thời gian tới sẽ có ảnh hưởng không tích cực đến kết quả kinh doanh của công ty.

Theo Trang Nhi/Kinh tế Chứng khoán Việt Nam

Nguồn: https://kinhtechungkhoan.vn/khuyen-nghi-dau-tu-ngay-1762022-dxg-vhc-dbc-tcm-htg-ntl-pvp-tng-135956.html