Warning: mysqli_query(): (HY000/1): Can't create/write to file '/var/lib/mariadbtmp/#sql_6f23_2.MAI' (Errcode: 28 "No space left on device") in /home/openstock.vn/public_html/wp-includes/wp-db.php on line 2024

Warning: mysqli_query(): (HY000/1): Can't create/write to file '/var/lib/mariadbtmp/#sql_6f23_2.MAI' (Errcode: 28 "No space left on device") in /home/openstock.vn/public_html/wp-includes/wp-db.php on line 2024
Warning: mysqli_query(): (HY000/1): Can't create/write to file '/var/lib/mariadbtmp/#sql_6f23_2.MAI' (Errcode: 28 "No space left on device") in /home/openstock.vn/public_html/wp-includes/wp-db.php on line 2024
class="post-template-default single single-post postid-72262 single-format-standard wp-custom-logo">
QC 1
Thứ 7, ngày 27/04/2024 | Hotline: 0889.066.066

Kỳ 1: Lãi đột biến hơn 1.800 tỷ đồng, TPBank kiếm tiền từ đâu?

Năm 2018, TPBank ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận gấp đôi, đạt 1.805 tỷ đồng lãi sau thuế và là mức lợi nhuận kỷ lục trong 10 năm qua. Lợi nhuận có thể “đậm” hơn nếu ngân hàng này không phải “bù đắp” hơn 1.000 tỷ đồng nợ xấu cho vay mất vốn…

Sau khi “dọn dẹp” nợ xấu, TPBank liên tiếp báo lãi nghìn tỷ trên sổ sách

Lãi kỷ lục 1.805 tỷ đồng

Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, mã: TPB) vừa công bố các Báo cáo tài chính quý 4/2018 với nhiều chỉ tiêu kinh doanh tăng trưởng ấn tượng. Trong 2 năm 2017-2018 (trước và sau thời điểm niêm yết trên sàn HoSE), báo cáo của TPBank đều trình bày những con số lợi nhuận “đẹp” bất ngờ.

Cụ thể, theo báo cáo tài chính quý 4/2018, thu nhập lãi thuần trong kỳ này tăng mạnh 30%, đạt 1.263 tỷ đồng và nâng luỹ kế lãi thuần cả năm lên 4.378 tỷ đồng, tăng trưởng 38% so với năm trước.

Riêng quý 4, thu nhập từ hoạt động dịch vụ bất ngờ đạt tới 297,3 tỷ đồng, tăng trưởng 222% so với cùng kỳ quý 4/2017. Nhờ đó, hoạt động dịch vụ đem lại thu nhập 865 tỷ đồng cho cả năm 2018, tăng gấp 3 lần năm trước và lãi thuần từ mảng này đạt 676 tỷ đồng.

Bất ngờ nhất là dù hợp tác kinh doanh bảo hiểm từ 10 năm trước, song doanh thu các năm của TPbank đều ghi nhận khá lẹt đẹt. Thế nhưng, năm 2018 mảng này đem lại con số 372 tỷ đồng doanh thu phí bán bảo hiểm, cao gấp 14,3 lần năm trước. Mảng bảo hiểm còn vượt cả mảng chính là dịch vụ thanh toán và phí dịch vụ khác dù doanh thu đều tăng gấp đôi năm trước.

 Cơ cấu thu nhập từ hoạt động dịch vụ. Nguồn: Báo cáo tài chính quý 4/2018 TPBank 

Mảng thứ ba giúp “cải thiện” thu nhập mạnh nhất cho TPBank hai năm qua chính là mua bán chứng khoán đầu tư với lãi thuần 352 tỷ đồng cả năm 2018, riêng quý 4 chỉ đạt 4,7 tỷ đồng (năm 2017 lãi thuần mua bán chứng khoán là 223 tỷ đồng).

Quý 4/2018 cũng là thời điểm mảng kinh doanh ngoại hối có thu nhập đột biến tới 72 tỷ đồng, tăng gấp 2 cùng kỳ quý 4/2017, nâng luỹ kế cả năm 2018 lên 81 tỷ đồng trong khi năm trước chỉ đạt hơn 10 tỷ đồng.

Thêm nữa, TPbank còn ghi nhận tới gần 140 tỷ đồng lãi từ hoạt động khác trong năm 2018, tăng gấp 3,6 lần năm trước.

Năm 2018, tỷ lệ thu nhập thuần từ lãi tín dụng chỉ còn chiếm 78%, giảm 10% so với năm 2017, còn thu nhập thuần ngoài lãi lại tăng hơn 3 lần và tỷ trọng đã nâng lên hơn 22% trên tổng thu nhập thuần, so với mức 12% năm 2017. Các hoạt động về thanh toán, dịch vụ thẻ cũng góp phần mang lại nguồn thu nhập khá lớn cho ngân hàng sau thời gian đầu tư mạnh cho công nghệ, các ứng dụng mới…

Dù vậy, TPbank cần kiểm soát chặt hơn chi phí hoạt động bởi trong quý 4, chi phí hoạt động năm 2018 đã tăng đột biến gấp 3 lần lên tới gần 2.847 tỷ đồng.

Nguồn: Báo cáo tài chính TPBank

Kết quả, quý 4/2018 lãi thuần từ kinh doanh của TPBank đạt 724,4 tỷ đồng, tăng 73% so với quý 4/2017, sau trích lập dự phòng rủi ro tín dụng thì lợi nhuận trước thuế đạt 644 tỷ đồng.

Tính chung cả năm 2018, ngân hàng đã phải trích dự phòng rủi ro tín dụng hơn 522 tỷ đồng cho nợ xấu. Do đó, luỹ kế lợi nhuận trước thuế đạt 2.258 tỷ đồng, lãi sau thuế 1.805 tỷ đồng, tăng 87% so với năm trước. Với kết quả này, TPBank đã hoàn thành vượt kế hoạch kinh doanh năm 2018 đã được Đại hội cổ đông phê duyệt.

“Cắn răng” xoá hơn 1.000 tỷ đồng nợ xấu

Tại thời điểm 31/12/2018, tổng tài sản của TPBank tăng thêm hơn 12,1 nghìn tỷ đồng lên tới gần 136,18 nghìn tỷ đồng. Lượng tiền gửi và vay mượn từ các nhà băng khác đã bị sụt giảm hơn 4.760 tỷ đồng. Bù đắp lại sự sụt giảm này thì ngân hàng đã tăng huy động tiền gửi của khách hàng thêm 8,3% (+ 5.840 tỷ đồng) so với hồi đầu năm 2018 lên mức 76.138 tỷ đồng.

Huy động vốn từ dân cư thấp nhưng TPBank lại đẩy mạnh cho vay khách hàng với mức tăng cao 21,7%, đạt 77.185 tỷ đồng dư nợ cho vay, kéo theo số trích dự phòng rủi ro cho vay cũng dâng lên gần 890 tỷ đồng.

Năm qua, chất lượng nợ xấu của TPbank có sự cải thiện tích cực hơn về tỷ lệ nợ xấu/dư nợ giảm thấp, song giá trị nợ xấu vẫn tăng dần theo quy mô tín dụng. Đến cuối năm 2018, nợ xấu nhóm 3-5 tăng lên mức 861,3 tỷ đồng, chiếm 1,11% tổng dư nợ. Riêng nợ nhóm 5- có nguy cơ mất vốn tăng 15% lên 323 tỷ đồng.

Nguồn: báo cáo tài chính TPBank

Điểm tích cực là TPbank đã “dọn dẹp” xong số nợ xấu của nhóm khách hàng Vinashin treo trên sổ sách dai dẳng suốt nhiều năm qua. Thuyết minh báo cáo cho thấy, từ năm 2013 TPBank đã thực hiện trích lập dự phòng và xử lý nợ xấu của Vinashin trong 5 năm, còn phần dư nợ trái phiếu được bán cho Công ty mua bán nợ DATC với kỳ hạn 10 năm và lãi suất 8,9%/năm. Như vậy, sau thời gian cho Vinashin vay vốn rủi ro, TPBank đã phải “cắn răng” lấy nguồn dự phòng rủi ro (từ lợi nhuận kinh doanh) để xoá sạch nợ cho con nợ khó đòi này.

Ngoài kênh cho vay, TPbank cũng đẩy mạnh “bơm” vốn qua kênh trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp, cổ phiếu với tổng dư nợ chứng khoán đầu tư lên tới gần 24.900 tỷ đồng.

Theo báo cáo, dưới áp lực phải “làm đẹp” sổ sách tài chính, đặc biệt là trước thời điểm lên sàn chứng khoán, TPbank đã phải thực hiện bán hàng nghìn tỷ đồng nợ xấu cho Công ty VAMC và tốn hàng trăm tỷ đồng trích dự phòng trái phiếu mỗi năm. Dư nợ trái phiếu VAMC đến đầu năm 2018 là hơn 949 tỷ đồng song năm qua, ngân hàng đã mua lại trái phiếu VAMC và dùng nguồn dự phòng rủi ro để xoá hết số nợ xấu này. Nói cách khác, cổ đông TPBank đã phải “ngậm ngùi” mất đi hơn 1.000 tỷ đồng lợi nhuận để “bù đắp” cho khoản vay mất vốn mà lẽ ra sẽ được dùng để làm nguồn tăng vốn, chia cổ tức cho cổ đông…

Sau thời gian dài dồn lực tái cơ cấu, xử lý nợ xấu, đến quý 4 năm 2018, TPBank đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ mức 5.842 tỷ đồng lên hơn 8.566 tỷ đồng. Theo đó, ngân hàng đã phát hành thêm để chia cổ tức và cổ phiếu thưởng (1.847 tỷ đồng), phát hành thêm (876 tỷ đồng)… từ nguồn vốn chủ sở hữu tích luỹ nhiều năm.

Đáng chú ý, thời điểm cuối năm 2015 TPBank ghi nhận âm vốn cổ phần 1.020 tỷ đồng do từng phát hành cổ phiếu dưới mệnh giá. Phần vốn này đã được xử lý giảm dần trong 3 năm qua và đến cuối năm 2018, ngân hàng đã không còn thặng dư cổ phần âm.

Theo Hải Hà/Doanh nghiệp& Thương hiệu