QC 1
Thứ 4, ngày 08/05/2024 | Hotline: 0889.066.066

BIDV chốt chia cổ tức năm 2022-2023, sẽ tăng vốn lên 70.000 tỷ đồng

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV, mã: BID) điều chỉnh giảm tỷ lệ cổ tức năm 2022 từ mức 23% xuống 21% bằng cổ phiếu nhằm đảm bảo phù hợp với đợt phát hành cổ phiếu năm nay. Đại hội cổ đông đã thông qua phương án phát hành cổ phiếu để tăng vốn thêm 13.620 tỷ đồng.

Sáng nay 27/4, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV, mã: BID) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024 với sự tham dự của 142 cổ đông, đại diện cho hơn 5,48 tỷ cổ phần, tương đương hơn 96,23% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.

BIDV tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024

 Năm 2024 tín dụng dự kiến tăng trưởng 14%

Tại đại hội, ông Đinh Tiên Hoàng, Phó Tổng giám đốc BIDV đã trình bày kết quả kinh doanh năm 2023 với một số điều chỉnh trọng yếu trên Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2023 được kiểm toán độc lập bởi Deloitte Việt Nam.

Đến cuối năm 2023, tổng tài sản của BIDV tăng lên mức 2.300.868 tỷ đồng, tăng 8,5% so với năm 2022 và là ngân hàng TMCP có quy mô tổng tài sản lớn nhất Việt Nam. Vốn chủ sở hữu tiếp tục tăng lên mức 122.867 tỷ đồng.

Tổng huy động vốn đạt 2.095.520 tỷ đồng, trong đó huy động vốn từ dân cư đạt 1.887.311 tỷ đồng, tăng 16,5% so với đầu năm. Tổng dư nợ tín dụng và đầu tư tăng 12% so với đầu năm lên mức 2.191.362 tỷ đồng, trong đó dư nợ tín dụng tăng trửog 16,66% đạt 1.747.629 tỷ đồng. BIDV hiện đứng đầu về thị phần cho vay tổ chức kinh tế và dân cư trong khối ngân hàng TMCP. Tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp 1,12% dư nợ.

Năm 2023 vừa qua, dù đối mặt với nhiều khó khăn của nền kinh tế và ngành ngân hàng, BIDV vẫn duy trì hoạt động ổn định, tăng trưởng tích cực và đảm bảo an toàn, hiệu quả. Lợi nhuận trước thuế năm 2023 đạt 27.589 tỷ đồng, tăng trưởng 20,4% so với năm 2022 và vượt kế hoạch đề ra. Sau khi trích trừ nghĩa vụ thuế, lợi nhuận sau thuế đạt 21.977 tỷ đồng. Trong đó, lợi nhuận thuần của ngân hàng mẹ đạt 21.505 tỷ đồng.

Bước sang năm 2024, Ban lãnh đạo BIDV xây dựng kế hoạch hoạt động với mức tăng trưởng tích cực, phù hợp và linh hoạt theo tình hình thực tế của nền kinh tế cũng như sự điều tiết của Ngân hàng Nhà nước. Theo đó, BIDV đặt mục tiêu tăng trưởng dư nợ tín dụng ở mức 14,04% so với năm trước, tương ứng gần 2 triệu tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát ở mức thấp dưới 1,4% tổng dư nợ. Lợi nhuận trước thuế sẽ theo sự phê duyệt của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Cập nhật kết quả kinh doanh quý 1, Tổng giám đốc BIDV Lê Ngọc Lâm cho biết, lợi nhuận trước thuế dự kiến ở mức 7.056 tỷ đồng, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm trước. Đến hết ngày 31/3/2024, tổng tài sản đạt hơn 2,28 triệu tỷ đồng. Tuy nhiên, dư nợ tín dụng trong quý đầu năm tăng thấp 1%, đạt hơn 1,76 triệu tỷ đồng, còn huy động vốn cũng tăng chậm ở mức 1%, đạt hơn 1,9 triệu tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xuất xét theo Thông tư 11 ở mức 1,33% dư nợ.

BIDV chia cổ tức 21% bằng cổ phiếu, tăng vốn điều lệ

Trên cơ sở kết quả kinh doanh và sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền, BIDV đã trình Đại hội cổ đông về việc trích lập các quỹ, phân phối lợi nhuận và chi trả cổ tức năm 2021, phương án tạm trích lập các quỹ năm 2023. Theo đó, việc phân phối lợi nhuận và chi cổ tức từ lợi nhuận còn lại năm 2021 thực hiện theo phê duyệt của ĐHCĐ.

BIDV điều chỉnh giảm tỷ lệ cổ tức năm 2022 từ 23% xuống 21% 

Hội đồng quản trị đề xuất điều chỉnh phương án phân phối lợi nhuận và chia cổ tức từ lợi nhuận còn lại năm 2022. Cụ thể, giảm tỷ lệ chia cổ tức từ mức 23% đã được thông qua từ Đại hội trước xuống còn 21% bằng cổ phiếu, tương ứng số tiền trả cổ tức từ 11.634 tỷ đồng tăng lên mức 11.970 tỷ đồng. Sự thay đổi này là do biến động của vốn điều lệ tại thời điểm đề xuất nâng từ 50.585 tỷ đồng lên mức 57.004 tỷ đồng.

Về phương án phân phối lợi nhuận năm 2023, BIDV đã trình Đại hội cổ đông việc trích lập các quỹ với tổng số tiền là 5.883 tỷ đồng. Ngân hàng chưa chốt tỷ lệ chia cổ tức cụ thể (chờ ý kiến chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền) song dự kiến sẽ dành 12.347 tỷ đồng để chia cổ tức bằng cổ phiếu cho cổ đông, còn giữ lại lợi nhuận 3.144 tỷ đồng.

BIDV trình Đại hội cổ đông thông qua phương án chia cổ tức năm 2023

Bên cạnh đó, BIDV cũng trình Đại hội cổ đông xem xét thông qua kế hoạch tạm trích lập và sử dụng các quỹ năm 2024.

Song song việc chia cổ tức 2022-2023, BIDV đã trình phương án phát hành 1,36 tỷ cổ phiếu, tương ứng giá trị 13.620 tỷ đồng để nâng vốn lên hơn 70.000 tỷ đồng.

Đợt 1 là phát hành gần 1,2 tỷ cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu, tỷ lệ là 21% và dự kiến thực hiện trong năm 2024-2025. Đại hội uỷ quyền cho HĐQT quyết định thời điểm cụ thể sau khi được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.

Đợt 2 là chào bán gần 165 triệu cổ phiếu riêng lẻ, tương ứng tỷ lệ 2,89% cho các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, nhà đầu tư trong nước và nước ngoài hoặc cổ đông hiện hữu của ngân hàng với số lượng dưới 100 nhà đầu tư. Cổ phiếu bị giới hạn chuyển nhượng trong 3 năm với nhà đầu tư chiến lược và 1 năm với nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Giá chào bán sẽ được xác định theo nguyên tắc thị trường và sự phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền, dự kiến thực hiện trong năm 2024-2025.

Toàn bộ nguồn vốn tăng thêm là gần 13.620 tỷ đồng sẽ bổ sung vốn kinh doanh, phân bổ vào các hoạt động của BIDV với cơ cấu hợp lý, đảm bảo sử dụng vốn có hiệu quả, an toàn, tối đa hoá lợi ích cho cổ đông.

Trả lời chất vấn của cổ đông, ông Trần Phương, Phó Tổng giám đốc BIDV cho biết thêm về tiến độ thực hiện kế hoạch phát hành cổ phiếu riêng lẻ với tỷ lệ 9% đã được phê duyệt từ Đại hội trước. “Chúng tôi đã làm việc với các nhà đầu tư quan tâm vào đợt chào bán 165 triệu cổ phiếu riêng lẻ, tỷ lệ 2,89%, đưa ra cam kết cụ thể. Dự kiến nhà đầu tư có thể thực hiện phần 2,89% ngay trong năm nay. Đối với lô hơn 6,11% cổ phần,   chúng tôi cũng đã xúc tiến làm việc với nhiều nhà đầu tư để tìm đối tác phù hợp. Nếu tốt đẹp hơn sẽ phát hành nốt vào cuối năm nay. Chúng tôi kỳ vọng thị trường hiện nay với tín dụng tăng tốt, bất động sản ấm lên, BIDV kinh doanh khởi sắc sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho phát hành cổ phiếu riêng lẻ”, ông Trần Phương cho hay.

Thêm vào đó, việc phát hành cổ phần riêng lẻ cũng phải đảm bảo không vượt các tỷ lệ tối đa theo quy định và tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại BIDV. Đại hội đã uỷ quyền cho HĐQT căn cứ tình hình thực tế, quyết định khối lượng chào bán chính thức cho nhà đầu tư, hoàn thiện phương án chào bán chi tiết theo phê duyệt của cơ quan quản lý, cùng các thủ tục, điều kiện cần thiết khác cho việc chào bán.

Cơ cấu lại phân khúc khách hàng và Chiến lược cạnh tranh mới

Ông Phan Đức Tú, Chủ tịch HĐQT BIDV chia sẻ, ngân hàng đã có sự điều chỉnh cơ cấu phân khúc khách hàng phù hợp, từ chỗ hơn 10 năm trước thiên về khách hàng doanh nghiệp và giảm dần tỷ lệ dư nợ khách hàng lớn xuống còn 33%, khách hàng vừa và nhỏ là 23%, khách hàng cá nhân 43%. Cấu trúc này phù hợp với các ngân hàng thương mại và phù hợp với cấu trúc nền kinh tế. Ở mỗi phân khúc, BIDV cũng có chiến lược cạnh tranh riêng, từng lĩnh vực cụ thể, từng nhóm khách hàng với đặc thù riêng. Chẳng hạn nhóm khách hàng lớn có những chính sách để đảm bảo phát triển mối quan hệ đó như đồng tài trợ, quản lý dòng tiền. Hay nhóm khách hàng cá nhân có sự tăng trưởng vượt bậc, đóng góp 55% nguồn huy động vốn được BIDV xác định là nhóm khách hàng cực kỳ quan trọng.

Đáng chú ý, theo Chủ tịch Phan Đức Tú, sau khi nghiên cứu thị trường, BIDV đã xây dựng chiến lược phát triển ngân hàng giai đoạn 2021-2025 tầm nhìn 2030, với 7 chiến lược cấu phần phát triển từ bán buôn, bán lẻ, chuyển đổi số, nguồn nhân lực, thương hiệu và kế hoạch kiểm soát hoạt động. Tất cả chiến lược này tổng thể nhằm nâng cao khả năng cạnh của BIDV và đang thực hiện đúng lộ trình, mục tiêu và kế hoạch đề ra.

Gần đây, Ngân hàng Nhà nước có yêu cầu các ngân hàng xây dựng phương án tái cơ cấu. Chúng tôi đã được Ngân hàng Nhà nước cho ý kiến và ĐHCĐ bất thường vào tháng 1 cũng đã thông qua. Do đó, BIDV đang thực hiện những biện pháp giải pháp để đạt mục tiêu. Chiến lược cạnh tranh của BIDV dựa trên những nghiên cứu thực tiễn và hoạt động kinh doanh của mình”, ông Tú nói.

Theo Thu Hằng/Doanh nghiệp và Thương hiệu Nông thôn