Warning: mysqli_query(): (HY000/1): Can't create/write to file '/var/lib/mariadbtmp/#sql_6f23_0.MAI' (Errcode: 28 "No space left on device") in /home/openstock.vn/public_html/wp-includes/wp-db.php on line 2024

Warning: mysqli_num_fields() expects parameter 1 to be mysqli_result, boolean given in /home/openstock.vn/public_html/wp-includes/wp-db.php on line 3351

Warning: mysqli_query(): (HY000/1): Can't create/write to file '/var/lib/mariadbtmp/#sql_6f23_0.MAI' (Errcode: 28 "No space left on device") in /home/openstock.vn/public_html/wp-includes/wp-db.php on line 2024

Warning: mysqli_num_fields() expects parameter 1 to be mysqli_result, boolean given in /home/openstock.vn/public_html/wp-includes/wp-db.php on line 3351
Warning: mysqli_query(): (HY000/1): Can't create/write to file '/var/lib/mariadbtmp/#sql_6f23_0.MAI' (Errcode: 28 "No space left on device") in /home/openstock.vn/public_html/wp-includes/wp-db.php on line 2024

Warning: mysqli_num_fields() expects parameter 1 to be mysqli_result, boolean given in /home/openstock.vn/public_html/wp-includes/wp-db.php on line 3351
class="post-template-default single single-post postid-282367 single-format-standard wp-custom-logo">
QC 1
Thứ 7, ngày 27/04/2024 | Hotline: 0889.066.066

Một “ông lớn” tại Thép Nam Kim (NKG) “buông tay” quyền biểu quyết trước thềm ĐHĐCĐ

Theo tìm hiểu, bà Nguyễn Ngọc Ý Nhi là Thành viên HĐQT Đầu tư Thương mại SMC, đồng thời là Thành viên HĐQT Thép Nam Kim.

Mới đây, Công ty CP Thép Nam Kim (HOSE: NKG) đã công bố văn bản về động thái “thoái vốn” của cổ đông lớn thứ 3 là Công ty CP Đầu tư Thương mại SMC. Theo đó, SMC đã hoàn tất bán toàn bộ 13.104.000 cổ phiếu NKG đang nắm giữ. Kết quả, SMC giảm sở hữu tại Thép Nam Kim từ 4,98% về 0% vốn điều lệ và chính thức không còn sở hữu cổ phiếu NKG.

Toàn bộ số cổ phiếu NKG đã được bán thành công từ ngày 05/2 đến ngày 04/3. Trước đó, doanh nghiệp này đã đăng ký “thoái sạch” vốn tại Thép Nam Kim với lý do tái cơ cấu lại danh mục đầu tư tài chính. Tạm tính, cổ phiếu NKG đóng cửa ngày 04/3 trong vùng 24.450 đồng/cp, như vậy, cổ đông lớn thứ 3 tại Thép Nam Kim có thể thu về hơn 320 tỷ đồng.

Liên quan tới Đầu tư Thương mại SMC (SMC) còn có sự xuất hiện của một nhân vật ngồi ghế lãnh đạo tại Thép Nam Kim đó là bà Nguyễn Ngọc Ý Nhi. Theo tìm hiểu, bà Ý Nhi hiện đang nắm giữ chức vụ Thành viên HĐQT của cả Thép Nam Kim và Đầu tư Thương mại SMC.

Văn bản báo cáo giao dịch thành công của Công ty CP Đầu tư Thương mại SMC.

Sắp tới, vào ngày 21/3, Thép Nam Kim sẽ chốt danh sách cổ đông tham dự Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024, Đại hội dự kiến tổ chức ngày 26/4 tại TP. HCM. Trong Đại hội lần này, Thép Nam Kim dự kiến trình cổ đông kết quả kinh doanh năm 2023, định hướng năm 2024, kế hoạch phân phối lợi nhuận năm 2023 và năm 2024.

Về tình hình kinh doanh, xuyên suốt quý IV/2023, Thép Nam Kim đem về 4.459,2 tỷ đồng doanh thu, đây là mức tăng trưởng 3,7% so với cùng kỳ, lãi ròng sau thuế đạt 22,45 tỷ đồng so với cùng kỳ lỗ 414,33 tỷ đồng, tức tăng thêm 436,78 tỷ đồng.

Luỹ kế sau năm kinh doanh 2023, Thép Nam Kim ghi nhận doanh thu đạt 18.595,97 tỷ đồng, giảm 19,4% so với cùng kỳ. Mặc dù, doanh thu của NKG có phần suy giảm nhưng lũy kế lợi nhuận sau thuế đạt 117,41 tỷ đồng, tăng mạnh so với cùng kỳ lỗ 124,68 tỷ đồng, tức NKG “bỏ túi” thêm 242,09 tỷ đồng.

Được biết, đầu năm 2023, Thép Nam Kim “hứa hẹn” với các nhà đầu tư về kế hoạch kinh doanh với tổng doanh thu 20.000 tỷ đồng, tăng 13,5% so với cùng kỳ và lợi nhuận trước thuế dự kiến 400 tỷ đồng so với cùng kỳ lỗ 106,91 tỷ đồng, tức tăng thêm 506,91 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc năm 2023 với lợi nhuận trước thuế đạt 177,3 tỷ đồng, Thép Nam Kim mới hoàn thành 44,3% so với kế hoạch lãi 400 tỷ đồng.

Ngành thép đang “trở lại”?

Theo các nhóm nghiên cứu từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) và CTCK MBS, toàn bộ ngành thép sẽ có đà hồi phục tích cực trở lại, một loạt doanh nghiệp ngành Thép được kỳ vọng doanh thu tích cực trong thời gian tới như: Tập đoàn Hòa Phát, Thép Nam Kim, Tôn Hoa Sen,….. Ngoài ra, một loạt chính sách mới từ Chính phủ và các cơ quan ban ngành như: Luật Đất Đai (sửa đổi), Luật Kinh doanh BĐS (sửa đổi)… sẽ giúp ngành Thép hưởng lợi.

Theo dự báo từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), nguồn tiêu thép tại thị trường nội địa năm Giáp Thìn dự kiến sẽ tăng 6,4% so với năm 2023, nâng lên 21,6 triệu tấn. Trong đó, triển vọng nhất là thép xây dựng khi tăng trưởng tiêu thụ của nhóm này có thể lên tới 8%.

Về điểm sáng của nhóm này, thép xây dựng được dự báo hồi phục trong bối cảnh 2 ngành chiếm tỷ lệ lớn nhất trong cơ cấu sử dụng là xây dựng dân dụng (tỷ trọng tới 66% nhu cầu thép xây dựng) và đầu tư công (tỷ trọng tương ứng 14%) đang ghi nhận tín hiệu phục hồi tích cực kể từ cuối năm 2023. Sản lượng tiêu thụ trong 2 tháng cuối năm đã tăng 30% so với trung bình các tháng trước đó.

Chi tiết, thị trường bất động sản đã có dấu hiệu qua đáy và hồi phục, đặc biệt là tại phân khúc căn hộ chung cư khi các dự án mở bán trong quý 4/2023 như Privia, Akari, Glory Heights… đều đạt tỷ lệ hấp thụ cao, đạt tới 65%. Bên cạnh đó, tâm lý của các chủ đầu tư đã “khởi sắc” hơn nhờ thanh khoản thị trường tích cực trở lại và áp lực tài chính hạ nhiệt trong bối cảnh lãi suất thấp.

Ngoài ra, các Luật Đất Đai (sửa đổi), Luật Kinh doanh BĐS (sửa đổi)… vừa được Chính phủ thông qua mới đây đã góp phần tháo gỡ vướng mắc pháp lý cho nhóm ngành bất động sản, đặc biệt là các vướng mắc trong quá trình định giá đất, đền bù và giải phóng mặt bằng. Nhờ vậy, các chủ đầu tư có thể đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án, mang lại nguồn cung cho thị trường.

Nhóm phân tích đến từ MBS Research cũng có quan điểm BĐS tương tự với VSA. Trong năm nay, nguồn cung căn hộ tại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh dự kiến sẽ lần lượt tăng 30% và 20% so với năm 2023 nhờ tâm lý tích cực của các chủ đầu tư, nhà thầu và giá chung cư chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Nguồn cung đạt mức lý tưởng sẽ tác động tích cực đến nhu cầu thép xây dựng khi ngành bất động sản chiếm khoảng 35% tổng nhu cầu thép tại Việt Nam.

Trong khi đó, giải ngân vốn đầu tư công năm nay theo kế hoạch của Chính phủ dự kiến tăng 12% so với năm 2023, đạt xấp xỉ 638.000 nghìn tỷ đồng. Hiện nay, Chính phủ đang ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng giao thông để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Các dự án trọng điểm như cao tốc Bắc Nam, sân bay Long Thành dự kiến sẽ hoàn thành trước tiến độ trong giai đoạn 2025 – 2028. Tăng trưởng trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng đang chiếm 14% tổng nhu cầu thép, được kỳ vọng sẽ góp phần tích cực vào sự phục hồi của ngành thép.

Về mặt thép cuộn cán nóng (HRC), doanh số bán HRC toàn ngành năm 2023 tăng 12% so với năm 2022, do lượng xuất khẩu tăng đột biến trong bối cảnh nguồn cung thiếu hụt ở EU và Mỹ.

Theo báo cáo mới nhất của Hiệp hội Thép Châu Âu (Eurofer) chỉ ra rằng tiêu thụ thép tại EU giảm 5,2% trong năm 2023, tuy nhiên nhập khẩu HRC từ Việt Nam vẫn tăng mạnh do nguồn cung từ các đối tác truyền thống như Nga, Ukraine, Thổ Nhĩ Kỳ và các nước khác khan hiếm.

Trong năm 2024, tiêu thụ thép tại EU dự kiến sẽ tăng 7,6% so với cùng kỳ năm trước, nâng lên tổng số 142 triệu tấn, điều này đang được thúc đẩy bởi các ngành có tỷ lệ tiêu thụ thép cao như xây dựng (35%) và sản xuất ô tô (18%) phục hồi trở lại chính sách tiền tệ thắt chặt vào cuối chu kỳ.

Theo Bá Tùng/Kinh tế chứng khoán