QC 1
Thứ 2, ngày 06/05/2024 | Hotline: 0889.066.066

Thị trường chứng khoán ngày 8/3/2021: Thông tin trước giờ mở cửa

VASB đề nghị bỏ phương án nâng lô lên 1.000; Chủ tịch FPT đề xuất cho doanh nghiệp tư nhân xử lý lỗi kỹ thuật tại HOSE; Giải thể Hàng không Tín Nghĩa Express; Lộ diện công ty đầu tiên muốn chuyển sàn HNX để giảm tình trạng quá tải cho HOSE;… là những thông tin chính được gửi đến Quý độc giả trước giờ giao dịch ngày 8/3/2021.

VASB đề nghị bỏ phương án nâng lô lên 1.000: Hiệp hội Kinh doanh Chứng khoán Việt Nam (VASB) vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) liên quan đến đề xuất nâng lô giao dịch tối thiểu từ 100 – 1.000 cổ phiếu được lãnh đạo Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) đưa ra cách đây ít ngày. Hiệp hội nhận thấy, nếu thực hiện theo chủ trương này như đề xuất của HOSE là không phù hợp. Hiệp hội cũng đã nhận được rất nhiều phản ánh từ các công ty thành viên và báo chí về vấn đề này. Đại diện cho các công ty thành viên, Hiệp hội xin kiến nghị bãi bỏ việc áp dụng nâng lô giao dịch như ý kiến đề xuất của HOSE.

Nghẽn hệ thống làm ‘méo mó’ đánh giá thị trường: Hiện tượng nghẽn lệnh được đánh giá là làm cho cung cầu không phản ánh chính xác, từ đó phân tích kỹ thuật không có độ tin cậy cao. Hệ thống không hoạt động trơn tru cũng có ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư, nhất là trong phiên sụt giảm bất ngờ ngày 4/3. Liên quan đến các giải pháp giảm tải hệ thống, các chuyên gia đều thống nhất sẽ không có lựa chọn nào hoàn hảo ở thời điểm hiện tại. Các giải pháp được đồng thuận nhất là chuyển bớt cổ phiếu trên HoSE sang hệ thống của HNX và nên chuyển các cổ phiếu có thị giá dưới 10.000 đồng vì nhóm này phát sinh nhiều lệnh nhất. Tuy nhiên cũng có lựa chọn là chấp nhận chờ đợi hệ thống mới đi vào hoạt động.

Chủ tịch FPT đề xuất cho doanh nghiệp tư nhân xử lý lỗi kỹ thuật tại HOSE: Từ tháng 12/2020 trở lại đây, thanh khoản tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) tăng cao, liên tục trên 10.000 tỷ đồng/phiên. Hệ thống của HOSE thường xuyên gặp lỗi, dẫn tới tình trạng đơ – nghẽn lệnh, nhà đầu tư mua bán tù mù vì không biết giá đang ở đâu. Trong buổi gặp mặt Thủ tướng tại sự kiện “Đối thoại 2045” chiều 6/3, ông Trương Gia Bình – Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần FPT đã đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cho phép các doanh nghiệp tư nhân xử lý vấn đề vướng mắc hiện tại của sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam.

Lộ diện công ty đầu tiên muốn chuyển sàn HNX để giảm tình trạng quá tải cho HOSE: Mới đây, ông Đỗ Ngọc Quỳnh, Quyền Tổng Giám đốc Chứng khoán (Mã: VND) có văn bản gửi Hội đồng Quản trị công ty về việc chuyển giao dịch từ sàn HOSE sang HNX. Đề xuất của lãnh đạo VNDirect được đưa ra trong bối cảnh tình trạng quá tải hệ thống của sàn HOSE trở nên nghiêm trọng hơn thời gian gần đây. Trong hai phiên giao dịch 4 – 5/3, nhà đầu tư trên sàn HOSE dường như chỉ giao dịch trong phiên buổi sáng và ít phút đầu phiên chiều.

Chủ tịch FPT đề xuất cho doanh nghiệp tư nhân xử lý lỗi kỹ thuật tại HOSE: Từ tháng 12/2020 trở lại đây, thanh khoản tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) tăng cao, liên tục trên 10.000 tỷ đồng/phiên. Hệ thống của HOSE thường xuyên gặp lỗi, dẫn tới tình trạng đơ – nghẽn lệnh, nhà đầu tư mua bán tù mù vì không biết giá đang ở đâu. Trong buổi gặp mặt Thủ tướng tại sự kiện “Đối thoại 2045” chiều 6/3, ông Trương Gia Bình – Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần FPT đã đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cho phép các doanh nghiệp tư nhân xử lý vấn đề vướng mắc hiện tại của sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam.

Lộ diện công ty đầu tiên muốn chuyển sàn HNX để giảm tình trạng quá tải cho HOSE: Mới đây, ông Đỗ Ngọc Quỳnh, Quyền Tổng Giám đốc Chứng khoán (Mã: VND) có văn bản gửi Hội đồng Quản trị công ty về việc chuyển giao dịch từ sàn HOSE sang HNX. Đề xuất của lãnh đạo VNDirect được đưa ra trong bối cảnh tình trạng quá tải hệ thống của sàn HOSE trở nên nghiêm trọng hơn thời gian gần đây. Trong hai phiên giao dịch 4 – 5/3, nhà đầu tư trên sàn HOSE dường như chỉ giao dịch trong phiên buổi sáng và ít phút đầu phiên chiều.

Lọc hoá dầu Bình Sơn có thể đạt mục tiêu lợi nhuận cả năm ngay những tháng đầu năm: CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) mới đây có báo cáo phân tích về triển vọng kinh doanh của CTCP Lọc hoá dầu Bình Sơn (Mã: BSR), cho rằng BSR có thể đã đạt kế hoạch lợi nhuận cả năm trong những tháng đầu năm nhờ giá dầu lên cao. Năm 2021, BSR đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế 870 tỷ đồng (năm 2020 lỗ 2.848 tỷ đồng) dựa trên giả định giá dầu 45 USD/thùng. VDSC đánh giá đây là kế hoạch thận trọng nếu xét đến xu hướng giá dầu trong hai tháng đầu năm. 

Lọc hoá dầu Bình Sơn có thể đạt mục tiêu lợi nhuận cả năm ngay những tháng đầu năm: CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) mới đây có báo cáo phân tích về triển vọng kinh doanh của CTCP Lọc hoá dầu Bình Sơn (Mã: BSR), cho rằng BSR có thể đã đạt kế hoạch lợi nhuận cả năm trong những tháng đầu năm nhờ giá dầu lên cao. Năm 2021, BSR đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế 870 tỷ đồng (năm 2020 lỗ 2.848 tỷ đồng) dựa trên giả định giá dầu 45 USD/thùng. VDSC đánh giá đây là kế hoạch thận trọng nếu xét đến xu hướng giá dầu trong hai tháng đầu năm. 

Tự doanh CTCK bán ròng tuần thứ 3 liên tiếp: Theo dữ liệu của FiinPro, trong tuần vừa qua, khối tự doanh CTCK đã mua vào 33 triệu cổ phiếu trên sàn HOSE trong khi bán ra 50,9 triệu cổ phiếu. Giá trị mua vào ở mức 1.642 tỷ đồng còn giá trị bán ra là 1.853 tỷ đồng. Tổng khối lượng bán ròng ở mức 17,8 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị bán ròng là 210,6 tỷ đồng. Như vậy, khối tự doanh đã bán ròng trong 3 tuần liên tiếp với tổng giá trị 627 tỷ đồng. Khối tự doanh bán ròng mạnh chứng chỉ quỹ (CCQ) ETF nội FUEVFVND với 115 tỷ đồng. PLX đứng sau với giá trị bán ròng là 110,3 tỷ đồng. MBB và TDM bị bán ròng lần lượt 91 tỷ đồng và 52 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, VIC được mua ròng mạnh nhất với giá trị 141 tỷ đồng. GAS cũng được mua ròng 140 tỷ đồng.

Dragon Capital lướt sóng gần 4 triệu cổ phiếu FPT, thu về hơn 900 tỷ đồng: Dragon Capital thông tin đã bán ra gần 3,8 triệu cổ phiếu FPT của Công ty cổ phần FPT trong phiên 3/3. Theo đó, số lượng cổ phiếu quỹ này nắm giữ sau giao dịch là 36,3 triệu đơn vị, tương đương tỷ lệ sở hữu giảm từ 5,11% xuống 4,63% và không còn là cổ đông lớn của công ty. Tạm tính với mức giá chốt phiên 3/3, ước tính Dragon Capital đã thu về khoảng 293 tỷ đồng từ việc bán lượng cổ phiếu trên.

Một cổ phiếu ngân hàng tăng hơn 56% trong tuần qua: Trong tuần giao dịch 1/3 – 5/3, số cổ phiếu ngân hàng tăng giá chiếm áp đảo với 16/25 mã niêm yết và giao dịch trên UPCoM. Tính chung 5 ngày giao dịch, BAB là mã ngân hàng tăng giá mạnh nhất (+56,3%) với 3 phiên tăng trần liên tiếp, lên 25.000 đồng/cp. Như vậy, thị giá BAB hiện đã vượt 14% so với giá đóng cửa ngày giao dịch cuối cùng trên thị trường UPCoM (21.900 đồng/cp). Mặc dù tăng giá mạnh trong nhưng thanh khoản của BAB luôn duy trì ở mức rất thấp với chỉ 4.400 cổ phiếu được giao dịch trong 3 ngày đầu lên HNX, tương ứng giá trị 95 triệu đồng.

Giải thể Hàng không Tín Nghĩa Express: Hội đồng quản trị CTCP Tổng công ty Tín Nghĩa (UpCoM – Mã: TID) vừa ra nghị quyết thống nhất việc giải thể CTCP Hàng không Tín Nghĩa Express – đơn vị thành viên của tổng công ty. Tín Nghĩa Express được thành lập từ tháng 8/2019 với sự góp vốn trực tiếp của Tổng công ty Tín Nghĩa (45%) và góp vốn gián tiếp qua công ty con là CTCP Logistic Tín Nghĩa – ICD Biên Hòa (15%).

Khối ngoại tiếp tục bán ròng hơn 3.000 tỷ đồng trong tuần đầu tháng 3: Khối ngoại trong tuần đầu tháng 3 tiếp tục đi theo chiều hướng tiêu cực khi bán ròng trên cả 3 sàn giao dịch. Tính chung toàn thị trường, khối ngoại mua vào 168 triệu cổ phiếu, trị giá 6.502 tỷ đồng, trong khi bán ra 250,8 triệu cổ phiếu, trị giá 9.584 tỷ đồng. Tổng khối lượng bán ròng ở mức 82,7 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị bán ròng là 3.082 tỷ đồng. Khối ngoại chủ yếu bán ròng trên sàn HoSE với giá trị lên đến gần 3.000 tỷ đồng tăng 5% so với tuần trước đó, tương ứng khối lượng bán ròng là 82 triệu cổ phiếu.

Theo Tân An/ Kinh tế Chứng khoán Việt Nam

Nguồn: https://kinhtechungkhoan.vn/thi-truong-chung-khoan-ngay-832021-thong-tin-truoc-gio-mo-cua-89442.html