Cơ quan điều tra xác định trách nhiệm của bị can Trương Mỹ Lan và đồng phạm đã chiếm của SCB đoạt số tiền hơn 304 nghìn tỷ đồng. Ngoài ra, hành vi Tham ô tài sản của bà Lan và đồng phạm còn gây thiệt hại số tiền hơn 129 nghìn tỷ đồng là số tiến lãi phát sinh từ số tiền gốc chiếm đoạt nêu trên.
- >> 2 cô con gái kín tiếng của bà Trương Mỹ Lan có vai trò gì tại Vạn Thịnh Phát?
- >> >> Vụ Tập đoàn Vạn Thịnh Phát: Bị can Trương Mỹ Lan bị đề nghị truy tố với 3 tội danh
- >> Cựu cục trưởng Cục Thanh tra nhận hối lộ 5,2 triệu USD từ ngân hàng SCB
Tiến trình thâu tóm và chi phối SCB
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa ban hành kết luận điều tra, đề nghị truy tố 86 bị can trong vụ án liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và các đơn vị có liên quan.
Trong số này, bị can Trương Mỹ Lan (Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) bị đề nghị truy tố 3 tội đưa hối lộ, vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng và tham ô tài sản. Bị can Đỗ Thị Nhàn, cựu Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II – Ngân hàng Nhà nước, bị đề nghị truy tố về tội nhận hối lộ.
Theo kết luận điều tra, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) đi vào hoạt động từ ngày 1/1/2012, trên cơ sở hợp nhất 3 ngân hàng gồm: Ngân hàng TMCP Sài Gòn (cũ), Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa và Ngân hàng TMCP Đệ Nhất.
Đến nay, SCB có vốn điều lệ 15.231 tỷ đồng với 50 chi nhánh và 184 phòng giao dịch trên cả nước. Bà Trương Mỹ Lan ngồi ghế Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Ngân hàng SCB là một loại hình Công ty Cổ phần hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; đồng thời là một Tổ chức tín dụng, hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng.
Mặc dù bị can Trương Mỹ Lan không nắm giữ chức vụ nào tại Ngân hàng SCB, nhưng Lan là người có quyền hạn tại nhà băng này vì từ khi sáp nhập (năm 2012) đến nay. Bị can Trương Mỹ Lan hoặc các cá nhân thân tín luôn nắm giữ Cổ phần chi phối từ 85% đến 91,5% tổng số Cổ phần Ngân hàng SCB.
Với việc nắm giữa số Cổ phần chi phối hoạt động, bố trí người thân tín giữ các chức vụ lãnh đạo chủ chốt tại Ngân hàng SCB (Hội đồng quản trị, Ban điều hành) nên mọi hoạt động của Ngân hàng này đều cơ bản phục vụ hoạt động của Trương Mỹ Lan.
Ngân hàng SCB được phép nhận tiền gửi của các cá nhân, tổ chức, quản lý tiền huy động để hoạt động kinh doanh cấp tín dụng cho khách hàng vay vốn phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, bị can Trương Mỹ Lan đã sử dụng Ngân hàng SCB để huy động vốn, nhưng thay vì điều hành hoạt động quy định của pháp luật, Trương Mỹ Lan đã sử dụng quyền hạn của mình để chỉ đạo các đồng phạm hợp thức hồ sơ để rút tiền phục vụ cho mục đích cá nhân của mình.
Các hồ sơ cho vay này thực chất không phải là hồ sơ vay vốn quy định của pháp luật, sai phạm được xác định cụ thể trong các hồ sơ cho vay là: Các pháp nhân cá nhân vay vốn do nhóm Vạn Thịnh Phát lập ra không phải là người có nhu cầu vay vốn thật hoặc phương án vay vốn khống vì tiền giải ngân không thực hiện đúng như phương án mà chỉ để phục vụ cho các mục đích của bà Trương Mỹ Lan.
Tài sản đảm bảo đưa vào chỉ là phương thức thủ đoạn, vi phạm trình tự thủ tục đăng ký tài sản đảm bảo, về giá trị và tính pháp lý, vi phạm các quy định… nhằm hợp thức việc rút tiền của Ngân hàng SCB.
Thủ đoạn chiếm đoạt tiền từ ngân hàng
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cáo buộc, từ khi Ngân hàng SCB sáp nhập ngày 1/1/2012 đến ngày 7/10/2022, bị can Trương Mỹ Lan và đồng phạm đã lập một số lượng lớn các hồ sơ vay vốn khống để rút ra số tiền đặc biệt lớn sử dụng vào các mục đích của bà Lan.
Trong đó, kết quả điều tra xác định, trong thời gian từ ngày 1/1/2018 đến ngày 7/10/2022, bị can Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo lập khống 916 hồ sơ vay vốn rút tiền chiếm đoạt của Ngân hàng SCB, đến nay các khoản vay này còn nợ hơn 545 nghìn tỷ đồng.
Toàn bộ số tiền chiếm đoạt này đều phục vụ cho mục đích cá nhân của Trương Mỹ Lan.
Về tội Tham ô tài sản đối với bị can Trương Mỹ Lan, Cơ quan điều tra cáo buộc về bản chất việc đưa tài sản bảo đảm vào SCB chỉ là phương thức, thủ đoạn phạm tội, có nhiều tài sản bảo đảm không có giá trị pháp lý, không đủ điều kiện để làm tài sản thế chấp nhưng vẫn được định giá, nâng khống giá trị, đưa vào thế chấp tại Ngân hàng SCB làm phương án vay.
Trong đó, có 684/1.284 khoản vay chưa có thủ tục thế chấp khi giải ngân; nhiều khoản vay được giải ngân trước rồi mới hợp thức hồ sơ vay và tài sản đảm bảo.
Tổng cộng có 201/1.284 khoản chưa có phê duyệt cho vay của cấp có thẩm quyền; Các bị can tại Ngân vay hàng SCB đều đã khai nhận chỉ ký thủ tục hợp thức, không thực hiện thẩm định, đánh giá khoản vay theo quy định pháp luật và quy trình của Ngân hàng SCB về việc cho vay.
Do vậy, có đủ căn cứ xác định toàn bộ số tiền gốc hơn 415 nghìn tỷ đồng mà Trương Mỹ Lan và đồng phạm lập hồ sơ vay vốn hợp thức để rút ra khỏi Ngân hàng SCB đến nay còn dư nợ không trả được là số tiền mà cựu chủ tịch Vạn Thịnh Phát đã chiếm đoạt của Ngân hàng SCB.
Do có khoản vay được đảm bảo hơn 111 nghìn tỷ đồng nên Cơ quan điều tra xác định trách nhiệm của Trương Mỹ Lan và đồng phạm đã chiếm của SCB đoạt số tiền hơn 304 nghìn tỷ đồng. Ngoài ra, hành vi Tham ô tài sản của Lan còn gây thiệt hại số tiền hơn 129 nghìn tỷ đồng là số tiến lãi phát sinh từ số tiền gốc chiếm đoạt nêu trên.
Trương Mỹ Lan và các đồng phạm lừa đảo
Trong quá trình điều tra vụ án còn xác định ông Nguyễn Cao Trí, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng giám đốc Tập đoàn Capella Holding có hành vi lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt tài sản trong việc hợp tác kinh doanh với bà Lan.
Ngoài 3 tội danh đã bị đề nghị truy tố, bà Trương Mỹ Lan còn bị khởi tố tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua việc phát hành trái phiếu, nhưng hiện cơ quan điều tra đã tách vụ án để xử lý sau. Trong hành vi này, bước đầu cơ quan chức năng xác định bà Lan và đồng phạm lừa đảo 30.000 tỷ đồng của 42.000 nhà đầu tư.
Cũng liên quan đến vụ án, mới đây, Bộ Công an phát lệnh truy nã 7 bị can, do xác định những người này đã bỏ trốn.
Những người bị truy nã gồm: Nguyễn Thị Thu Sương (cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị SCB), Đinh Văn Thành (cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị SCB), Chiêm Minh Dũng (cựu Phó tổng giám đốc SCB), Trầm Thích Tồn (cựu Thành viên Hội đồng quản trị SCB), Sun Henry Ka Ziang (Thành viên Hội đồng quản trị SCB, quốc tịch Trung Quốc), Lam Lee George (cựu Thành viên Hội đồng quản trị SCB) và Nguyễn Lâm Anh Vũ (cựu Phó giám đốc chi nhánh Bến Thành SCB).
7 bị can trên bị điều tra về các tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng và tham ô tài sản trong vụ án Vạn Thịnh Phát.
Theo Trần Lê/Vietnam Finance
Nguồn: https://m.vietnamfinance.vn/thu-doan-chiem-doat-304-nghin-ty-cua-chu-tich-tap-doan-van-thinh-phat-truong-my-lan-20180504224291722.htm