QC 1
Thứ 7, ngày 01/06/2024 | Hotline: 0889.066.066

Thụy Sỹ đưa robot vào hệ thống giáo dục mầm non

Trước sự phát triển không ngừng của AI, các chuyên gia tin rằng robot sẽ trở nên phố biến giống như điện thoại thông minh trong tương lai gần.

Một nhà trẻ ở thành phố Lausanne, Thụy Sỹ đã quyết định tiên phong trong việc đưa robot vào hệ thống giáo dục bằng cách cho bọn trẻ tiếp xúc với Nao. Đây là robot hình người được phát triển bởi Aldebaran Robotics, một công ty robot có trụ sở tại Paris.

Ông Olivier De La Madeleine, hiệu trưởng trường mẫu giáo Educalis ở Lausanne, cho biết: “Sau khi trưởng thành, khả năng bọn trẻ phải làm việc cùng robot là rất cao. Vì vậy giúp các em làm quen sớm với robot ngay từ trong môi trường học tập là vô cùng cần thiết”.

Hiện nay, Aldebaran Robotics thuộc sở hữu của Tập đoàn United Robotics có trụ sở tại Đức và đã bán ra hơn 15.000 con robot cho hơn 50 quốc gia.

Kể từ đầu năm nay, robot Nao đã được đưa vào sử dụng tại trường mầm non Nanosphere ở Thụy Sỹ sử dụng cho mục đích giáo dục và đóng vai trò như một người bạn đồng hành cùng học sinh.

Lần đầu tiên gặp mặt, Nao đứng trên một chiếc ghế dài chào chúng bằng chất giọng như một trẻ con: “Xin chào, tôi tên là Nao. Tôi rất vui khi có mặt tại đây ngày hôm nay. Hi vọng tôi có thể làm quen và cùng trò chuyện với các bạn trong thời gian sắp tới.”

L’Eplattenier, một giáo viên trong trường cho biết bọn trẻ rất hào hứng khi Nao xuất hiện. Chúng tập trung xung quanh và tò mò muốn biết về “người bạn” robot này. Một số học sinh phớt lờ, một số vẫy tay, chỉ trỏ, chạm vào tay, hoặc đơn giản là nhìn Nao chằm chằm.

Sau đó, đám trẻ bắt đầu hỏi Nao như một “nhà bác học biết tuốt” khi biết rõ về hươu cao cổ, bông cải xanh hay tên một con động vật có vòi.

Gabriel Paffi, một học viên thạc sĩ về robot đã lập trình các câu trả lời cho Nao và vẫn đang nghiên cứu cách điều chỉnh cho nó được tự động hóa và phù hợp với mục đích của nhà trường.

Về phần các bậc phụ huynh, một bà mẹ cũng bày tỏ quan điểm đồng tình với quyết định này của nhà trường: “Tôi nghĩ đó là một cách tốt để giúp các con tiếp cận với công nghệ mới.”

Theo Khánh Huyền/ Ngày Nay