QC 1
Thứ 2, ngày 29/04/2024 | Hotline: 0889.066.066

Việt Nam là thị trường đầu tư tiềm năng cho các nhà bán lẻ

Việt Nam với dân số gần 100 triệu người được coi là thị trường đầu tư tiềm năng của các nhà bán lẻ nổi tiếng trên thế giới; do đó, nhiều nhà bán lẻ nước ngoài đã tăng cường đầu tư.

Siêu thị vẫn được coi là lựa chọn bán lẻ hấp dẫn tại Việt Nam với sản phẩm đa dạng, trải nghiệm khách hàng liền mạch và chất lượng sản phẩm được đảm bảo.

Số liệu từ Euromonitor cho thấy doanh thu siêu thị năm 2023 ước đạt khoảng 110 nghìn tỷ đồng (4,5 tỷ USD), tăng 8,8% so với năm trước.

Theo Bộ Công Thương, thị trường bán lẻ Việt Nam có quy mô hơn 142 tỷ USD, trong đó 16% đến từ thương mại điện tử. Quy mô này được dự báo sẽ tăng lên 350 tỷ USD, tức cao hơn gần 2,5 lần vào năm 2025.

UNIQLO khai trương cửa hàng thứ 17 tại Trung tâm thương mại AEON MALL Tân Phú Celadon

Hoạt động bán lẻ dựa trên nền tảng thương mại điện tử cũng đang phát triển với tốc độ cấp số nhân. Các doanh nghiệp thương mại điện tử tại Việt Nam đạt doanh thu 14 tỷ USD vào năm 2022 và dự kiến doanh thu sẽ đạt 32 tỷ USD vào năm 2025.

Những con số này cho thấy tiềm năng rất lớn của thị trường bán lẻ Việt Nam đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Việt Nam chứng kiến sự sôi động của thị trường bán lẻ nội địa từ những tháng đầu năm cho đến nay, khi hàng loạt thương hiệu lớn trong ngành bán lẻ nước ngoài công bố tăng vốn đầu tư vào thị trường nước Đông Nam Á này.

Trong số đó, MUJI – thương hiệu bán lẻ nổi tiếng về phong cách sống, đồ da và nội thất văn phòng đến từ Nhật Bản, đã mở rộng hệ thống bán lẻ tại Hà Nội và TP.HCM lên 11 cửa hàng.

MUJI ra mắt cửa hàng trải nghiệm tại TP HCM ngày 31/7

Uniqlo – một thương hiệu lớn khác đến từ Nhật Bản, cũng khai trương cửa hàng thứ 19 tại Hà Nội, là cửa hàng mới thứ 4 trong nửa đầu năm 2023.

Ngoài ra, trong những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp lớn của Thái Lan cũng đánh giá thị trường bán lẻ Việt Nam là một trong những thị trường tiềm năng và hấp dẫn nhất. Central Retail Group, ông lớn trong ngành bán lẻ Thái Lan, đã tuyên bố lộ trình tăng vốn đầu tư vào Việt Nam lên 1,45 tỷ USD (35 nghìn tỷ đồng) trong giai đoạn 2023 – 2027, cùng với mục tiêu tăng gấp đôi số lượng cửa hàng, siêu thị ở Việt Nam lên tới 600 ở 57/63 tỉnh, thành phố.

Đây được xem là khoản đầu tư lớn nhất từ trước đến nay của Central Retail. Để thực hiện mục tiêu đó, năm nay, công ty đã chi khoảng 4,1 nghìn tỷ đồng tại thị trường Việt Nam, tập trung phát triển mảng kinh doanh thực phẩm thiết yếu, bình ổn giá cả, tái cơ cấu các cửa hàng điện máy.

Central Retail cũng đặt mục tiêu trở thành nhà bán lẻ đa kênh lớn nhất ngành thực phẩm, đồng thời là nhà đầu tư lớn thứ hai vào phân khúc trung tâm mua sắm tại thị trường bất động sản Việt Nam vào năm 2027.

Cental Retail- Ông lớn Thái Lan thu tỷ USD từ thị trường Việt Nam 

Trong khi đó, các nhà bán lẻ địa phương vẫn thống trị thị trường nội địa, chiếm 70 – 80% tổng số điểm bán lẻ trên toàn quốc. Những thương hiệu lớn với hàng ngàn điểm bán hàng như WinMart, Coop Mart, Bách Hóa Xanh.

Tuy nhiên, sự đầu tư của các nhà bán lẻ nước ngoài vào thị trường Việt Nam cũng gây áp lực nhất định lên các nhà bán lẻ trong nước. Thực trạng này thôi thúc các doanh nghiệp trong nước phải tìm cách cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài.Trong vài năm trở lại đây, doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị phần bán lẻ mạnh mẽ ở phân khúc siêu thị, cửa hàng tiện lợi.

Trong đó, giữa năm 2018, Sài Gòn Co.op đã mua lại toàn bộ hệ thống bán lẻ của Auchan (Pháp) tại Việt Nam. Năm 2019, Shop&Go của Singapore cũng đã bán hoạt động kinh doanh tại Việt Nam cho VinCommerce.

Năm ngoái, Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Quốc tế THISO (THISO), công ty con của Tập đoàn THACO, đã hoàn tất việc mua lại doanh nghiệp Emart Inc của Hàn Quốc tại Việt Nam.

Cùng với việc triển khai hoạt động mua bán sáp nhập (M&A) với các thương hiệu nước ngoài tại Việt Nam, nhiều nhà bán lẻ trong nước cũng đã mở rộng hệ thống bán lẻ tại thị trường nội địa.

Đáng chú ý, hệ thống Vincom Retail của Vincom sở hữu hơn 80 trung tâm mua sắm trên toàn quốc. Chuỗi bán lẻ WinMart và WinMart+ với hơn 3.500 cửa hàng tiện lợi không ngừng mở thêm các điểm bán hàng mới.

Dù thị trường rất cạnh tranh nhưng các chuyên gia kinh tế vẫn tin rằng doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam sẽ có chỗ đứng vững chắc trên thị trường bán lẻ trong nước nhờ lợi thế thấu hiểu người tiêu dùng Việt, thực hiện chuyển đổi số và tái cấu trúc nguồn nhân lực.

Doanh nghiệp bán lẻ phải luôn liên kết với các nhà sản xuất hàng Việt, đặc biệt là nông sản, thực phẩm để đảm bảo sự ổn định cho đầu vào của hệ thống phân phối.

Theo Ngọc Anh/Tạp chí Việt-Mỹ

Nguồn: https://vietmy.net.vn/doi-song-viet-nam/viet-nam-la-thi-truong-dau-tu-tiem-nang-cho-cac-nha-ban-le-491262.html