QC 1
Thứ 7, ngày 04/05/2024 | Hotline: 0889.066.066

Xu thế chứng khoán tuần 17/4-21/4: Đến lúc cân nhắc hạ tỷ trọng các mã cổ phiếu ngắn hạn

Xu hướng ngắn hạn của chỉ số tạm thời bị phá bỏ và VN-Index đang nằm trong vùng hỗ trợ ngắn hạn ở quanh 1.050 – 1.052 điểm. Thị trường có một số ít các cổ phiếu vẫn đi ngược…

Chứng khoán tuần 10/4-14/4, với áp lực bán ở vùng giá cao cuối tuần trước, VN-Index đã có tuần giao dịch thứ 2 tháng 4/2023 biến động tiêu cực hơn. Phiên đầu tuần VN-Index mở cửa ở vùng giá 1.073 điểm và chịu áp lực điều chỉnh ở vùng giá 1.070-1.075 điểm để kết thúc tuần giao dịch với phiên giảm điểm mạnh. 

Kết thúc tuần VN-Index giảm 16,21 điểm (-1,57%) về mức 1.052,89 điểm với thanh khoản suy giảm. HNX-Index kết tuần giảm 4,35 điểm (-2,06%) về 207,25 điểm với thanh khoản gia tăng. Độ rộng thị trường trong tuần nghiên về tiêu cực với áp lực bán ngắn hạn tập trung nhiều vào nhóm cổ phiếu bất động sản, chứng khoán sau giai đoạn tăng tốt.

Trong tuần thanh khoản trên HOSE đạt 64.036,26 tỉ đồng, giảm 4,6%% tương ứng với khối lượng giao dịch giảm 9,91% so với tuần trước. Thanh khoản HNX giảm nhẹ 0,7% với 8.160,15 tỉ đồng được giao dịch. Thanh khoản trên 02 sàn niêm yết trên mức trung bình. Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng tuần thứ ba liên tiếp với giá trị bán ròng tăng mạnh hơn lên 1.734,76 tỉ đồng, dưới áp lực rút vốn của quỹ Fubon ETF. Mua ròng trên HNX với giá trị 23,5 tỷ đồng.

Những thông tin điểm nhấn trong tuần là Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ ngành, địa phương khẩn trương xử lý, giải quyết vấn đề hoàn thuế giá trị gia tăng (thuế GTGT) cho các doanh nghiệp, trình Chính phủ báo cáo Quốc hội xem xét tiếp tục chính sách giảm 2% thuế GTGT năm 2023. 

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp và cho ý kiện về Dự án Luật Kinh doanh bất động sản trong sáng ngày 12/04/2023 và các thông tin về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Trong tuần qua thị trường phân hóa mạnh với dòng tiền ngắn hạn luân chuyển qua các nhóm ngành nghề. Chịu áp lực điều chỉnh mạnh là nhóm bất động sản sau nhiều tuần phục hồi tăng giá như LDG (-17,32%), L14 (-10,52%), SCR (-10,13%), CEO (-9,41%), DXG (6,25%), DIG (-4,71%)…

Nhóm cổ phiếu dịch vụ tài chính, chứng khoán cũng chịu áp lực bán tương tự khi nhiều mã đã có xu hướng tăng giá trong nhiều tuần với VIX (-7,06%), BVS (-7,04%), CTS (-6,82%), VCI (-6,53%), VND (-6,01%)… ngoại trừ một vài mã vẫn tăng giá như SHS (6,32%), VDS (2,82%)…

Một số nhóm ngành như bán lẻ, hóa chất, thủy sản trong tuần qua vẫn có diễn biến tích cực tăng giá như PET (+5,91%), DGW (+4,79%), MWG (+2,56%).. DGC (+5,22%), CSV (+7,84%)… FMC (+7,69%), CMX (+5,88%), MPC (+5,26%), VHC (+4,95%)…

Nhóm cổ phiếu ngân hàng phân hóa, diễn biến tích cực nhất là PGB (+34,00%) sau khi thoái vốn, KLB (+5,56%), EIB (+3,40%)…BID (-2,63%), TCB (-2,20%), VPB (-1,91%)…

chứng khoán tuần
Xu hướng tăng điểm tạm thời bị phá vỡ

Chứng khoán Tân Việt (TVSI)

Chứng khoán tuần qua, VN-Index đóng cửa ở mức giá thấp nhất ngày với biên độ giảm lớn, hình thành một phiên giao dịch rất tiêu cực. Đà tăng đi kèm thanh khoản lớn do áp lực bán gia tăng từ những nhóm ngành mạnh mẽ trước đó cho thấy tín hiệu đảo chiều trong ngắn hạn. 

Về khung đồ thị tuần, việc đóng cửa với giá thấp nhất tuần đi kèm biên độ giảm lớn cho thấy áp lực giảm giá dự báo vẫn sẽ tiếp diễn trong tuần tới. Hiện tại, điểm tích cực duy nhất là các cổ phiếu ngân hàng vốn hóa lớn dẫn đầu nhịp giảm vào cuối tuần trước đó vẫn đang duy trì được vùng đáy ngắn hạn đã thiết lập tuần vừa qua và kỳ vọng sẽ hỗ trợ các nhịp hồi phục cho thị trường trong các nhịp tới. 

Xu hướng ngắn hạn của chỉ số tạm thời bị phá bỏ và VN-Index đang nằm trong vùng hỗ trợ ngắn hạn ở quanh 1.050 – 1.052 điểm. Thị trường có một số ít các cổ phiếu vẫn đi ngược lại thị trường nhưng tỷ lệ thành công không cao. 

Xu hướng tăng điểm ngắn hạn về mặt điểm số tạm thời bị phá vỡ. Nhà đầu tư nên cân nhắc hạ tỷ trọng các mã cổ phiếu ngắn hạn, đặc biệt là các cổ phiếu giảm mạnh và lộ giá sàn trong các phiên gần đây. Một vài nhóm ngành mặc dù trước đó tăng tốt nhưng hiện tại đã có tín hiệu khá tiêu cực.

Cân nhắc giải ngân với cổ phiếu có nền tích lũy chặt chẽ

Chứng khoán Vietcombank (VCBS)

Chứng khoán tuần 10-14/4, về góc nhìn kỹ thuật, VN-Index kết phiên cuối tuần tạo nến đỏ giảm điểm, lui về kiểm tra lại vùng hỗ trợ quanh khu vực 1.055. Xét về khung đồ thị giờ, các chỉ báo vẫn đang tiếp tục bám theo xu hướng trước đỏ, hướng xuống để kiểm tra lại khu vực đáy cũ. 

Khu vực điểm quanh 1.055 tạm thời sẽ là khu vực hỗ trợ của thị trường trong ngắn hạn. Vùng điểm này cũng là khu vực giao cắt giao với đường trung bình động MA50 và đường Senkou-Span B. Trong trường hợp tích cực, nếu lực cầu xuất hiện trở lại trong các phiên tới, VN-Index sẽ hình thành phân kỳ dương của MACD tại khung đồ thị giờ báo hiệu cho nhịp tăng điểm dài hơi hơn của thị trường.

Khuyến nghị các nhà đầu tư bám sát thị trường tại vùng điểm này, trong trường hợp có tín hiệu lực cầu bất ngờ xuất hiện trở lại, các nhà đầu tư có thể cân nhắc giải ngân đối với những cổ phiếu có nền tích lũy chặt chẽ thuộc các nhóm ngành như dầu khí, chứng khoán, điện. 

Ngược lại, nếu thị trường tiếp tục rung lắc và chưa có tín hiệu gia tăng thanh khoản mua chủ động rõ ràng thì các nhà đầu tư nên hạn chế mở vị thể bắt đáy sớm.

Bán hạ tỷ trọng khi ngưỡng hỗ trợ bị phá vỡ

Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV)

Chứng khoán tuần qua, VN-Index tăng điểm giằng co đầu phiên trước khi đảo chiều và lao dốc mạnh về cuối phiên. Thanh khoản tăng mạnh trong các nhịp giảm điểm thấy áp lực từ bên bán đang chiếm ưu thế và để ngỏ rủi ro mở rộng nhịp điều chỉnh trong phiên tiếp theo. 

Mặc dù cơ hội mở rộng đà tăng điểm của VN-Index vẫn tiếp tục được bảo lưu, rủi ro quay trở lại xu hướng giảm điểm vẫn cần được tính đến trong kịch bản chỉ số đánh mất hoàn toàn ngưỡng hỗ trợ quan trọng quanh 1.050.

Nhà đầu tư được khuyến nghị chỉ bán hạ tỷ trọng các vị thế trading đã trong trường hợp ngưỡng hỗ trợ đã đề cập bị phá vỡ.

Co gọn danh mục và tập trung vào cổ phiếu cụ thể

Chứng khoán MB (MBS)

Chứng khoán tuần qua, phiên giảm cuối tuần đẩy chỉ số VN-Index phá vỡ vùng đi ngang theo chiều đi xuống sau 5 phiên đi ngang trước đó. Đây cũng là phiên giảm mạnh nhất trong nhịp điều chỉnh hiện tại khi nhà đầu tư chốt lời nhóm cổ phiếu dẫn dắt ở nhịp tăng vừa qua (nhóm cổ phiếu bất động sản). 

Về kỹ thuật, chỉ số VN-Index đã để mất các ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn ở các đường MA20, MA50, … Xác suất chỉ số này kiểm định vùng hỗ trợ 1.043 – 1.047 điểm đang tăng lên trong bối cảnh trong và ngoài nước không có thông tin hỗ trợ. 

Nhà đầu tư nên thận trọng, co gọn danh mục và tập trung vào cổ phiếu cụ thể thay vì tham chiếu chỉ số chung.

Quán tính điều chỉnh có thể sẽ được duy trì

Chứng khoán SSI (SSI)

Chứng khoán tuần qua, lực bán bất ngờ gia tăng về cuối ngày khiến thị trường đảo chiều giảm điểm nhanh chóng. Chỉ số VN-Index mất 11,4 điểm (-1,07%), về ngưỡng 1.052,9 điểm khi đóng cửa với 303 mã đi lùi.

Nhóm vốn hóa lớn ghi nhận 24 mã kết phiên trong sắc đỏ với một số mã ghi nhận mức giảm khá như TCB (-4,3%), PDR (-4,3%), GVR (-4,1%)…Theo đó, chỉ số VN30 giảm 1,05%.

Khá nhiều nhóm giảm giá trong phiên cuối tuần, nhất là bất động sản với hàng loạt cổ phiếu kịch sàn, có thể kể đến DIG, DXG, HDC, KBC, NLG…bên cạnh nhóm Ngân hàng, Chứng khoán, Xây dựng, Thực phẩm đồ uống, Bán lẻ, Dầu khí…có BID (-1,1%), SAB (-1,5%), SSI (-2,5%), MWG (-2,6%), PVS (-3%), C4G (-4,8%)…

Trong ngắn hạn, mặc dù quán tính điều chỉnh có thể sẽ được duy trì với vùng hỗ trợ gần là 1.050 – 1.044 điểm, mặc dù vậy xu thế đi ngang của VN-Index kể từ đầu năm vẫn được duy trì. Kênh giá vận động chủ yếu của chỉ số kể từ đầu năm 2023 là 1.020 – 1.090 điểm.

Nhận định thị trường của các công ty chứng khoán được ThuonggiaOnline trích dẫn nguyên văn chỉ có giá trị như một nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán có thể có những xung đột lợi ích đối với các nhà đầu tư khi đưa ra nhận định.

Theo Như Mây/Thương Gia

Nguồn: https://thuonggiaonline.vn/xu-the-chung-khoan-tuan-174-214-den-luc-can-nhac-ha-ty-trong-cac-ma-co-phieu-ngan-han-56380.htm