QC 1
Thứ 2, ngày 06/05/2024 | Hotline: 0889.066.066

Bà Trương Mỹ Lan hầu tòa, trái chủ SCB có cơ hội lấy lại tiền đầu tư?

Trong khi bà Trương Mỹ Lan bật khóc tại tòa, thanh minh không thâu tóm Ngân hàng SCB thì hàng chục nghìn trái chủ SCB không còn nước mắt mà khóc.

Những ngày qua, cộng đồng hàng chục nghìn nhà đầu tư trái phiếu SCB nín thở theo dõi phiên tòa xét xử vụ án tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng SCB.

Theo cơ quan điều tra xác định, bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm lừa đảo 30.000 tỷ đồng của 42.000 nhà đầu tư.

Cụ thể, cơ quan điều tra xác định từ năm 2018 – 2020, các nghi phạm liên quan tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông và một số công ty, tổ chức đã thực hiện các hành vi gian dối, vi phạm quy định pháp luật để tạo ra 25 gói trái phiếu.

Các mã trái phiếu bao gồm ADC-2018.09, ADC-2018.09.1, ADC-2019.01, QT-2018.12.1, SNWCH1823001 và 20 mã khác từ SET.H2025.01 đến SET.H2025.20.

 Bị cáo Trương Mỹ Lan tại phiên xét xử ngày 11/3: Ảnh Báo Công an Nhân dân

Hồi hộp theo dõi phiên toàn, chị Nguyễn Thị Hương (Hà Nội), trái chủ đã đầu tư nhiều tỷ đồng cảm thấy bức xúc khi thấy bà Lan bật khóc tại tòa:

“Bà Trương Mỹ Lan bật khóc và nói rằng bị oan. Thế nhưng hang chục nghìn trái chủ như chúng tôi đã không còn nước mắt mà khóc.

Trong suốt 2 năm qua, tôi cùng rất nhiều người đồng cảnh ngộ dầm mưa, dãi nắng từ Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh, gõ cửa cơ quan chức năng để bảo vệ quyền lợi của mình.

Bản thân tôi cũng chỉ vì tin tưởng vào uy tín của bà Lan và ngân hàng SCB nên đã dốc hết vốn liếng của gia đình để mua trái phiếu.

Hiện nay cuộc sống của tôi vô cùng khó khăn, luôn trong tình trạng túng thiếu, chạy ăn từng ngày. Thậm chí con cái ốm đau tôi cũng không có khả năng cho con đi viện”, chị Hương tâm sự.

Mong mỏi của chị Hương và hơn 42.000 trái chủ SCB là có thể thu hồi tiền đầu tư.

Tiến sĩ, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cho biết, theo thông tin người dân tố cáo thì những trái phiếu họ đang sở hữu là trái phiếu “3 không”, tức là không có tài sản bảo đảm, không kèm chứng quyền, không có chuyển đổi. Họ chỉ chờ đến ngày đáo hạn thì họ lấy lại được tiền.

Tuy nhiên, hiện tại vụ việc này đang ở trong thời gian điều tra. Ngay cả khi đến ngày đáo hạn thì người dân có lẽ cũng chưa được trả lại tiền như theo như hợp đồng, bởi hiện tại tất cả tài sản đang ở trong tình trạng điều tra nên sẽ không thể nào thanh lý tài sản, bán tài sản để có tiền trả cho người dân được.

Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu nhận định, trong trường hợp này phương án duy nhất là tòa án mở ra để xử lí những vấn đề của người dân. Tòa án là nơi có thể bảo vệ được quyền lợi của họ.

Các khách hàng của ngân hàng SCB có thể cung cấp những bằng chứng cho thấy các nhân viên của ngân hàng SCB không những là chỉ hỗ trợ trong việc phân phối mà dẫn dụ khách hàng để người dân hiểu lầm đây là một cái loại hình gửi tiết kiệm mới của SCB.

Điều này cho thấy người dân đã bị Ngân hàng SCB lừa mua trái phiếu trái quy định.

 Trái chủ SCB mong ngóng được hoàn tiền đầu tư

Theo quy định của pháp luật, trường hợp nhà đầu tư bị lừa đảo sẽ được xác định là người bị hại trong vụ án. Khi đó, người bị hại nên làm đơn trình bày sự việc và cung cấp các tài liệu, chứng cứ cho cơ quan điều tra về yêu cầu của mình. Từ đó cơ quan điều tra tổng hợp và xác định số người bị hại, thiệt hại về vật chất là bao nhiêu để đưa vào tài liệu hồ sơ vụ án.

Trong vụ án này, khi các trái chủ được xác định là bị hại do hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà C03 đã khởi tố, thì việc chi trả sẽ thực hiện thông qua bản án có hiệu lực pháp luật.

Lúc này, cơ quan thi hành án sẽ dựa trên số tài sản còn lại của người phạm tội và số tiền theo đơn yêu cầu thi hành án của các bị hại để thực hiện nguyên tắc phân chia và hoàn trả theo quy định về thi hành án.

Bà Trương Mỹ Lan bị Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xét xử về tội Đưa hối lộ, Vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàngTham ô tài sảnliên quan đến việc chiếm đoạt 304.000 tỷ đồng của SCB.
Ông Chu Lập Cơ bị cáo buộc giúp vợ “rút ruột” SCB, gây thiệt hại hơn 9.116 tỷ đồng (trong tổng số hơn 304.000 tỷ).Trương Huệ Vân (cháu bà Lan, 36 tuổi, Tổng giám đốc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) bị xác định vai trò giúp sức tích cực cho bà Lan, gây thiệt hại gần 1.100 tỷ đồng.
Trong 82 bị cáo còn lại có 45 cựu lãnh đạo, cán bộ Ngân hàng SCB; 15 cựu cán bộ Ngân hàng Nhà nước; 3 cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ; một cựu cán bộ Kiểm toán Nhà nước bị VKSND Tối cao truy tố về các tội: Tham ô tài sản, Nhận hối lộ,Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ,Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng Vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng.
5 người trong số này là cựu lãnh đạo SCB và các chi nhánh, hiện đã bỏ trốn.

Theo Quảng Dương/Tạp chí Việt-Mỹ