QC 1
Thứ 6, ngày 26/04/2024 | Hotline: 0889.066.066

Giá bitcoin hôm nay 7/8: Thị trường đồng loạt giảm giá

 Giá bitcoin hôm nay 7/8, quay đầu giảm giá. Đồng thời với sự giảm giá của nhiều đồng tiền giá trị khác.  
Thị trường tiền điện tử đồng loạt giảm giá. (Ảnh minh họa)

Giá bitcoin hôm nay ghi nhận vào thời điểm 7h50 ở 11.454,58 USD, thấp hơn 2,53% so với phiên giao dịch hôm qua.

Trong top 10, số đồng tiền tăng – giảm hôm nay là 1 và 9.

Ethereum giảm 2,02% so với 24 giờ trước, xuống 225,92 USD. Ripple giảm nhẹ 1,20% lên 0,3153 USD.

Litecoin giảm 3,92%, còn 92,33 USD. Và bitcoin cash cũng ghi nhận mức giảm 1,64% trong ngày, còn 337,99 USD.

Binance coin giảm nhẹ 0,10%, xuống 28 USD. EOS cho mức giảm khá lớn 5,34%, xuống 4,2 USD.

Tether là đồng tiền tăng duy nhất trong top 10 trong vòng 24h qua, tăng nhẹ 1,31%, hiện có giá 1 USD.

Bitcoin SV cho mức giảm cao nhất trong top 10 đồng tiền giá trị trên thị trường, giảm tới 6,49% trong ngày, còn 147,2 USD.

Trong khi Stellar tiếp tục giảm 3,17% trong 24 giờ qua, còn 0,0787 USD.

Tổng giá trị thị trường tiền kĩ thuật số ghi nhận được vào lúc 7h50 ở 297,11 tỉ USD, giảm hơn 6 tỉ USD so với 24 giờ qua (theo số liệu tổng hợp từ CoinMarketCap).

Vì sao Bitcoin và Libra là kẻ thù của các Ngân hàng Trung ương?

Theo đưa tin từ Forbes, các chính phủ lớn và ngân hàng trung ương dường như đã rất nỗ lực trong việc ngăn chặn đồng Libra và Bitcoin hay nói cách khác, tất cả các loại tiền điện tử.

Tất nhiên, họ có những lí do chính thức và không chính thức cho hành động đó. Những lí do chính thức đã được công bố bao gồm mối lo ngại về an ninh quốc gia, bảo vệ nhà đầu tư, quá trình thanh khoản mơ hồ,…

Theo Lars Seier Christensen, Chủ tịch của Concordium – mạng lưới blockchain thương mại đầu tiên trên thế giới, các nguyên nhân này khá hợp lí.

“Facebook khẳng định Libra sẽ được hỗ trợ bởi các tài sản “an toàn” như công cụ tiền tệ thị trường, các đồng tiền định danh và trái phiếu chính phủ ngắn hạn”, Christensen nói.

Ông cho rằng nếu Libra thành công, điều này sẽ dẫn đến sự ra đời của hàng loạt các công cụ như vậy và tạo ra vấn đề thanh khoản. Điều này từng xảy ra với các quĩ tiền tệ qui mô nhỏ đã xuất hiện trong khủng hoảng tài chính và lịch sử có thể dễ dàng lặp lại

“Tiếp theo, những thất bại về công nghệ cũng là một mối lo ngại. Công nghệ tiền điện tử đến nay dường như rất đơn giản, ngay cả với đồng Bitcoin nhưng hầu như không phù hợp vào thời điểm hiện tại để hỗ trợ một hệ thống tiền tệ phức tạp, qui mô toàn cầu”, Christensen nói thêm.

Có lẽ điều này sẽ dần cải thiện theo thời gian nhưng chưa có tổ chức hay cá nhân nào kiểm soát điều đó.

Mặt khác, những lí do không chính thức cho cuộc chiến giữa các chính phủ và ngân hàng trung ương với tiền điện tử là rất nhiều. Đồng Libra và Bitcoin đe dọa sẽ phá vỡ tính độc quyền của các ngân hàng trung ương trong việc in tiền và thao túng nền kinh tế nhằm phục vụ cho lợi ích của giới tinh hoa tài chính và chính trị.

“Chính phủ và các ngân hàng trung ương đang kiểm soát chặt chẽ Bitcoin và Libra vì chúng khiến họ giảm khả năng quản lí thị trường và dân số, đồng thời tạo ra những lĩnh vực hoàn toàn mới”, ông Dave Hodgson, Giám đốc và đồng sáng lập của quĩ đầu tư mạo hiểm NEM Ventures khẳng định.

Ông cho rằng các nhóm lợi ích sẽ không dễ dàng từ bỏ quyền lợi sẵn có trong hàng trăm năm lịch sử của ngành tài chính ngân hàng.

Iain Wilson, Cố vấn tại NEM Ventures, đồng ý với quan điểm trên: “Hệ thống blockchain đã phân trao quyền cho các cá nhân và cho mô hình hoạt động theo một phương thức khác với hình thức quản lí tập trung tại các Chính phủ lớn, tập đoàn lớn hay các ngân hàng trung ương”

“Không chỉ gây ra lũng đoạn trong hệ thống tài chính truyền thống hiện nay, các loại tiền điện tử thậm chí có thể thay đổi mối quan hệ giữa các chính phủ và phương thức giao nhận viện trợ nước ngoài”, theo Alex Gladstein – chuyên gia tài chính của CNN.

Điều khiến Alex tin tưởng và mong muốn tiền điện tử trở thành công cụ thanh toán và tài chính chính thống là bởi văn hóa tham nhũng toàn cầu, đặc biệt tại các quốc gia đang phát triển.

“Ngày nay, bạn không thể gửi tiền viện trợ nước ngoài hay thậm chí là chút tiền từ thiện đến một nơi nào đó xa xôi mà không thể mất “phí bôi trơn” và cuối cùng, số tiền đến tay người nhận đã không còn được như ban đầu”, Alex khẳng định.

Tính minh bạch và hệ thống kiểm soát giao dịch của đồng Bitcoin hay các công cụ tiền điện tử khác có thể là trở ngại rất lớn đối với hành vi tham nhũng khi mọi thay đổi đều được lưu lại và dễ dàng tra cứu.

Như vậy, cân bằng sức mạnh giữa hai thái cực chính trị và tiền điện tử đòi hỏi tranh luận toàn diện về chính sách công và gây ra các cuộc đụng độ tiềm năng. Cuộc điều trần trước Quốc hội Mỹ về đồng Libra của Facebook có thể chỉ là phát súng khởi đầu cuộc chiến đó.

Theo Hoàng Hà/Thời Báo Chứng Khoán